Contents
10 SAI LẦM VỀ THIẾT KẾ LOGO
Website là kênh thông tin trực tuyến thể hiện sức mạnh và tầm nhìn của mỗi doanh nghiệp. Hơn hết, nó biểu đạt trọn vẹn thông điệp độc đáo mà nhà kinh doanh muốn gửi gắm đến với khách hàng. Và cách dễ nhất để nhận diện thương hiệu của công ty bạn khác biệt với các nhãn hàng doanh nghiệp khác đó chính là logo.
Bài tham khảo thêm:
– Ý nghĩa các logo nổi tiếng
– Thiết kế quảng cáo tại Onedesign
– Khởi nghiệp với thiết kế logo– Thiết kế Logo, Thương Hiệu và Phát triển thương hiệu
– Mẫu logo thương hiệu trung tâm GYM fitness
– Hậu quả thiết kế logo giá rẻ
– Thiết kế logo nhà hàng – coffee
– Thiết kế logo thương hiệu ở đâu tốt?
Một logo đặc sắc được thiết kế từ cảm hứng dựa trên ý tưởng chủ đề của doanh nghiệp và góc nhìn mỹ thuật của nhà design. Tuy nhiên, trong quá trình sáng tạo nhà thiết kế vẫn có thể dễ dàng mắc những lỗi nhỏ. Dưới đây, chúng tôi trình bày 10 lỗi thiết kế logo thông thường mà bạn nên tránh nếu muốn tạo ra một biểu tượng thành công.
1. Thiết kế thiếu chuyên nghiệp
Một doanh nghiệp kinh doanh chuyên nghiệp nên thể hiện sự chuyên nghiệp của mình qua những phương thức tiếp thị. Đầu tư thích hợp vào thiết kế logo thương hiệu mang lại tầm nhìn rộng mở hơn, nhưng không hiếm các chủ doanh nghiệp xem nhẹ việc này.
Đây là một trong những lí do phổ biến nhất khiến logo trông không chuyên nghiệp:
- Chủ doanh nghiệp muốn tiết kiệm chi phí bằng cách tự thiết kế logo
- Khi người quen biết chút ít về kỹ thuật desgin, chủ doanh nghiệp chấp thuận giao việc thiết kế cho người không chuyên.
- Giao việc thiết kế cho công ty thiết kế trực tuyến vô danh với chi phí thấp
Tất cả những điều trên để lại hậu quả lâu dài, khi mẫu logo không thỏa được các điều kiện cần thiết làm nổi bật thương hiệu. Logo không chuyên nghiệp, sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất quảng bá sản phẩm kinh doanh của công ty bạn. Sau vài năm, khi logo lỗi thời doanh nghiệp bạn sẽ phải thiết kế mới.
Dưới đây là một số lợi thế khi bạn thuê một nhà thiết kế chuyên nghiệp:
- Logo của bạn sẽ là duy nhất và đáng nhớ.
- Bạn sẽ không gặp phải bất kỳ vấn đề nào trong quá trình sao chép nó.
- Logo của bạn sẽ có tuổi thọ dài hơn và sẽ không cần phải được thiết kế lại trong một vài năm.
- Biểu trưng của bạn sẽ trông chuyên nghiệp hơn.
2. Dựa trên xu hướng
Các xu hướng dù là dựa trên sự ưa chuộng về các biểu trưng của ánh sáng, sương mù…nhưng xu hướng này đều thuộc về một thời điểm nhất định. Một logo được thiết kế tốt nên là không giới hạn, và điều này có thể đạt được bằng cách tiếp cận các thủ thuật thiết kế mới nhất. Là một nhà thiết kế logo, công việc của bạn là tạo ra một bản sắc duy nhất cho khách hàng của bạn. Xu hướng thiết kế bạn chỉ nên tham khảo và học hỏi những thành tựu thiết kế thành công, không nên chịu ảnh hưởng từ nó.
3. Sử dụng hình ảnh Raster
Một ứng dụng thiết kế với đồ họa raster có thể làm giới hạn khả năng sáng tạo.Thực tiễn chuẩn khi thiết kế logo là sử dụng phần mềm đồ họa vector, chẳng hạn như Adobe Illustrator hoặc Corel Draw. Đồ hoạ vector được tạo thành từ những điểm chính xác về mặt toán học, đảm bảo tính nhất quán của hình ảnh qua nhiều kích cỡ. Thay thế cho sử dụng phần mềm đồ họa raster.
Không nên sử dụng hình ảnh raster cho các biểu tượng vì nó có thể gây ra vấn đề với việc sao chép. Nếu bạn phóng to hình ảnh trên một đồ họa raster, nó sẽ xuất hiện pixel, làm cho logo không dùng được. Duy trì sự nhất quán thị giác bằng cách đảm bảo rằng logo trông giống nhau ở tất cả các kích thước là điều cần thiết.
Những ưu điểm chính của đồ họa vector cho thiết kế logo là:
- Biểu trưng có thể được thu nhỏ đến bất kỳ kích thước nào mà không làm giảm chất lượng.
- Chỉnh sửa logo sau này dễ dàng hơn nhiều.
- Nó có thể được điều chỉnh cho các phương tiện khác dễ dàng hơn so với một hình ảnh raster.
4. Logo chứa nhiều mảnh ghép
Sai lầm này thường gặp đối với các chủ doanh nghiệp sở hữu thiết kế riêng của họ hoặc các nhà thiết kế không chịu sự ràng buộc về pháp lý. Một thiết kế logo thương hiệu dính vào sự vi phạm bản quyền ứng với sự thất bại. Mạng internet hiện đại cung cấp nhiều thông tin kèm theo đó là sự tương tác sao chép. Lấy một số nét ấn tượng của logo này để ghép với logo doanh nghiệp bạn, nó hẳn nhiên sẽ gây rắc rối. Biểu trưng phải là duy nhất và nguyên bản, các điểm tối ưu nên dành riêng cho từng thiết kế.
5. Thiết kế cho bản thân hơn là khách hàng
Điều dễ vướng mắc trong các bản thiết kế là thiết kế logo thường đi quá xa so với ý tưởng của khách hàng mong muốn. Nguyên nhân thường là do cái tôi quá lớn của nhà thiết kế. Hãy tự hỏi mình liệu bản thiết kế đó có thực sự phù hợp với khách hàng của bạn
Ví dụ: phông chữ kiểu chữ hiện đại mà bạn yêu thích sẽ không phù hợp với dịch vụ văn phòng luật sư.
Một số nhà thiết kế cũng mắc phải sai lầm khi đưa “nhãn hiệu” vào công việc của họ. Hãy tập trung vào các yêu cầu của khách hàng bằng cách dựa vào các phần tóm tắt chi tiết từ ý tưởng chủ doanh nghiệp.
6. Quá phức tạp
Điều này luôn đúng với các thiết kế logo chi tiết. Khi được in ấn với kích thước nhỏ, một thiết kế phức tạp sẽ bị giới hạn đánh mất chi tiết và đôi khi trở nên xấu đi. Một logo quá phức tạp, đồng thời người xem phải xử lý thông tin nhiều. Một logo chuyên nghiệp nên được ghi nhớ nhanh chóng và cách tốt nhất là giữ nó đơn giản.
Hãy nhìn vào danh tính công ty của Nike, McDonald’s và Apple. Mỗi công ty có một biểu tượng rất đơn giản và có thể dễ dàng sao chép ở bất kỳ kích cỡ nào.
7. Dựa trên màu sắc để đánh giá hiệu quả
Đây là một sai lầm khá phổ biến trong giới thiết kế. Một số nhà thiết kế họ dựa hoàn toàn vào màu sắc để nổi bật logo, ngược lại có nhà thiết kế họ không chờ đợi để thêm màu sắc ban đầu. Do đó, khi bắt đầu công việc bạn có thể khởi đầu với hai màu cơ bản là đen và trắng.
Mỗi chủ doanh nghiệp họ sẽ cần hiển thị logo thương hiệu của họ với một hoặc các màu chủ đạo tùy vào mục đích tiếp thị, do đó nhà thiết kế nên chọn màu sắc sao cho tối ưu với mọi thời điểm. Nếu bạn sử dụng màu sắc để giúp phân biệt một số phần tử trong thiết kế, thì logo dễ có sự tương phản nhau trong một giai điệu chung.
8. Lựa chọn phông chữ kém
Khi thực hiện một logo, chọn phông chữ đúng là quyết định quan trọng nhất mà một nhà thiết kế có thể thực hiện. Cho nên việc tìm phông chữ hoàn hảo cho thiết kế của bạn là sự kết hợp giữa phông chữ với phong cách của biểu tượng.
Tuy nhiên, nếu không khéo léo biểu tượng và phông chữ sẽ cạnh tranh với nhau để có được sự chú ý. Người xem cũng sẽ thiếu tập trung vào ý nghĩa logo, hãy nhớ rằng quan trọng vẫn là sự cân bằng.
Nếu phông chữ bạn chọn không phản ánh đặc điểm của biểu tượng, thì toàn bộ thông điệp của thương hiệu sẽ không còn nữa. Các phông chữ chuyên nghiệp như MyFonts và FontFont cung cấp các tùy chọn phông chữ tốt hơn.
9. Có quá nhiều phông chữ
Sử dụng phông chữ quá nhiều cũng giống như cố gắng biểu lộ quá nhiều thông tin. Đối với mỗi một phông chữ khác nhau người xem cần thời gian để nhận ra sự khác biệt. Quá nhiều sẽ gây nhầm lẫn, chỉ nên tối đa hai phông chữ có hình thức khác nhau là thực hành chuẩn. Hạn chế số lượng phông chữ sẽ cải thiện đáng kể tính dễ đọc của một thiết kế logo và cải thiện sự công nhận thương hiệu.
10. Một bản sao khác
Đây là lỗi thiết kế phổ biến nhất hiện nay, và ngày càng lan rộng trong cộng đồng thiết kế. Chúng ta hiểu rằng, mục đích của logo thương hiệu là đại diện cho một doanh nghiệp. Nhưng nếu nó trông giống tương tự với logo của doanh nghiệp khác thì nó đã thất bại trong vấn đề bản quyền và tính xác nhận thương hiệu.
10 SAI LẦM VỀ THIẾT KẾTHƯƠNG HIỆU
Cách đây vài chục năm, chỉ cần có chất lượng tốt là sản phẩm sẽ bán chạy. Những câu nói cửa miệng của người dân phản ánh chính xác đặc tính riêng của từng thương hiệu, chẳng hạn như “nét như Sony”, “bền như Honda” hay “tốt như Nokia”. Ngày nay chất lượng vẫn quan trọng, nhưng thương hiệu thậm chí còn quan trọng hơn. Không chỉ một mình Sony “nét”, xe máy bây giờ không chỉ có Honda mới “bền” và điện thoại tất cả đều tốt, thậm chí còn hiện đại hơn, nhiều ứng dụng hơn so với Nokia ngày trước.
Các công ty phải dành rất nhiều thời gian và tiền của để tạo dựng danh tiếng cho một thương hiệu. Nhưng, sự thật nghiệt ngã là chỉ một sai lầm đơn giản cũng có thể phá hỏng ngay cả thương hiệu nổi tiếng nhất trên thế giới.
Không sai lầm nào giống với sai lầm nào. Nhưng với những doanh nghiệp non trẻ, chỉ mới bắt đầu thì tác động sẽ nghiêm trọng hơn nhiều so với các công ty danh tiếng vì họ hầu như không có chỗ dựa, không có gì để đề phòng bất trắc. Và với phần đông khách hàng, lỗi lầm thường là điều duy nhất mà họ nhìn thấy về một công ty.
Dưới đây là những sai lầm thường gặp nhất trong xây dựng thương hiệu, có thể giết chết thương hiệu của một doanh nghiệp.
Xây dựng thương hiệu mà không tập trung vào trải nghiệm
Không nghi ngờ gì nữa khi nói rằng một thương hiệu mạnh luôn là lợi thế cho doanh nghiệp. Thương hiệu tạo ra nhận thức tích cực cho khách hàng và làm cho chuyện bán hàng trở nên dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp lại nhầm lẫn thương hiệu như một logo, một chiến dịch quảng cáo hay vẻ đẹp của bao bì sản phẩm. Sau hết, thương hiệu chính là cảm xúc mà một khách hàng cảm nhận được khi nghĩ về một sản phẩm.
Xây dựng thương hiệu có thể giúp doanh nghiệp tạo nên nhận thức tích cực về sản phẩm, nhưng đồng thời trải nghiệm của khách hàng về sản phẩm thậm chí còn quan trọng hơn nữa. Để cải thiện trải nghiệm của khách hàng, hãy xây dựng một hệ thống luôn đặt khách hàng ở vị trí trung tâm. Dù đó là phản hồi email trong vòng 24 giờ hay chat trực tiếp trên trang web thì khách hàng luôn ở vị trí ưu tiên.
Không thuê một nhà thiết kế chuyên nghiệp
Không có gì có thể làm tổn thương nặng nề thương hiệu hơn là một logo được thiết kế trông rất nghiệp dư. Đầu tư thời gian và ngân sách để thuê một nhà thiết kế đồ họa chuyên về xây dựng thương hiệu và phát triển logo luôn là chuyện nên làm.
Hãy yêu cầu nhà thiết kế xây dựng một bộ hướng dẫn về phong cách thương hiệu, định nghĩa cụ thể về bảng màu, bộ kiểu chữ, phong cách hình ảnh, v.v… Như thế, thương hiệu sẽ được thể hiện một cách nhất quán, xuyên suốt trên tất cả kênh tiếp thị.
Và cũng nên nhớ rằng hoàn thành một bộ hướng dẫn trên giấy, trên file mới chỉ là một nửa của vấn đề. Doanh nghiệp cần phải chủ động giám sát xem bộ hướng dẫn này được thực thi như thế nào.
Thiếu nhất quán
Sau khi đã hoàn thành bộ hướng dẫn về phong cách thương hiệu, điều kế tiếp mà doanh nghiệp cần làm là bám sát hướng dẫn này trong tất cả chiến dịch tiếp thị, trên các kênh khác nhau bao gồm cả trang web, mạng xã hội hay tài liệu in ấn.
Sau hết, thương hiệu chính là cảm xúc mà một khách hàng cảm nhận được khi nghĩ về một sản phẩm.
Nếu không có sự nhất quán, thương hiệu sẽ trông không được chuyên nghiệp và mất đi nhận dạng riêng, kết quả là làm cho thương hiệu trở nên kém tin cậy. Quản lý được tính nhất quán của thương hiệu trên tất cả kênh tiếp thị sẽ giúp doanh nghiệp tạo được chỗ đứng so với các đối thủ cạnh tranh và tạo đà để thương hiệu tăng tốc. Một nhận diện nhất quán không chỉ vun đắp niềm tin và sự thoải mái cho khách hàng mà còn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tác động đến quyết định mua sắm của khách.
Sử dụng ngôn ngữ mơ hồ để miêu tả thương hiệu
Quá nhiều thương hiệu là nạn nhân của ngôn ngữ quảng cáo nghèo nàn và không thể định nghĩa chính xác về một công ty. Súc tích là một việc không dễ làm, nhưng chúng ta luôn có thể học theo một lời khuyên đã có từ lâu: khi muốn viết những lời quảng cáo hay, đừng tập trung vào tính năng, hãy tập trung vào lợi ích.
Dưới đây là vài thủ thuật có thể giúp ích cho doanh nghiệp khi miêu tả một thương hiệu:
- Để tạo được nhận thức tích cực về thương hiệu, doanh nghiệp cần phải biết khách hàng muốn gì và tận dụng được tâm lý này.
- Tránh dùng ngôn ngữ bị lặp lại.
- Sử dụng cách đối thoại biểu hiện ngôn ngữ đời thường của khách hàng.
Ngay cả một sai lầm duy nhất cũng có thể làm “trật bánh xe khỏi đường ray”. Nếu không được giải quyết sớm thì càng về sau sẽ càng khó cho doanh nghiệp đảo ngược tình thế. Vì vậy, khi phát hiện bất cứ sai lầm nào, doanh nghiệp nên xử lý dứt điểm ngay trước khi nó bắt đầu bào mòn thương hiệu.
Hiểu sai về thương hiệu
Thậm chí đối với nhiều doanh nghiệp hiện nay vẫn tồn tại những cách hiểu không đúng. Khi đã hiểu không đúng, doanh nghiệp khó mà xây dựng thương hiệu tốt được. Có 10 quan niệm sai lầm khá phổ biến khi người ta nói về thương hiệu. Đầu tiên là Nhiều tiền mới làm được thương hiệu. Nhiều tiền dĩ nhiên làm gì cũng dễ và xây dựng thương hiệu cũng không phải là ngoại lệ. Đa số doanh nghiệp không có nhiều tiền, thậm chí một số doanh nghiệp có rất ít tiền, nhất là doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa. Tại sao trong số hàng chục ngàn start-up không có tiềm lực tài chính mạnh chỉ có số ít thương hiệu được biết đến rộng rãi? Với thế giới online không biên giới hiện nay, cơ hội luôn mở rộng cho những thương hiệu nghèo tiền nhưng giàu ý tưởng.
Sai lầm thứ hai là Chất lượng tốt đồng nghĩa với một thương hiệu mạnh. Một thương hiệu mạnh thường có chất lượng tốt nhưng ngược lại thì chưa chắc. Đấy là chưa nói tới khái niệm “chất lượng tốt” đối với một số ngành nghề rất khó phân biệt, rất mơ hồ. Bạn thử uống một ly Espresso của Starbucks, The Coffee Bean & Tea Leaf và Gloria Jeans Coffee xem ly nào ngon hơn? Có lẽ cảm nhận ngon hay không là từ cái tên mang lại thay vì từ vị cà phê. Cả ba tên tuổi đình đám này thương hiệu nào đắt giá hơn chúng ta đều đã biết: chỉ có Starbucks nằm trong top 100 thương hiệu đắt giá nhất thế giới.
Tiếp theo, sai lầm thứ ba là Kinh doanh nhỏ lẻ không cần làm thương hiệu. Khu chung cư tôi sống lâu nay có một dãy khoảng 5-6 quán cà phê cóc. Gần đây xuất hiện một quán cóc trông khá lạ mắt, khác hẳn so với những quán kia: bàn ghế gỗ đồng bộ thay cho ghế nhựa, đèn màu sắc vàng dịu không xanh đỏ loè loẹt, cà phê chẳng ngon hơn nhưng khách đông hơn các quán cũ. Có một nguyên tắc: khi số đông làm “luôm nhuôm”, cơ hội kinh doanh xuất hiện đối với một cửa hàng nhỏ lẻ làm tử tế hơn. Làm thương hiệu không phải là những gì to tát. Nó bắt đầu từ các chi tiết nhỏ đối thủ làm chưa tốt. Kinh doanh to hay nhỏ cũng đều cần bán được hàng. Mục tiêu tối thượng của làm thương hiệu là bán được nhiều hàng hóa hơn.
Có một quan niệm khá phổ biến là Bán hàng trước, làm thương hiệu sau. Nên đặt câu hỏi ngược lại: làm thế nào để bán hàng? Muốn bán hàng phải rao bán thứ hàng đó. Rao về cái gì và rao như thế nào chính là lúc doanh nghiệp “làm” thương hiệu. Bạn nào còn nhớ thời thơ ấu gắn với kỷ niệm về những lời rao bán kem hay kẹo kéo không? Chắc chắn ai cũng nhớ. Người rao hay hơn chắc chắn bán được nhiều hơn, cho dù kẹo và kem của người bán nào cũng gần như nhau. Doanh nghiệp cần ghi nhớ điều này: trừ khi bạn độc quyền hay bán hàng trên một phân khúc cầu nhiều cung ít, tốt nhất hãy biết “làm” thương hiệu từ lúc mới bắt đầu khởi sự kinh doanh.
Đừng để sai lầm nối tiếp sai lầm
Thông thường, doanh nghiệp hay tập trung vào chuyện kinh doanh, bán hàng, tăng doanh thu và tối ưu hóa lợi nhuận chứ ít khi nghĩ đến việc xây dựng chiến lược thương hiệu dài hạn từ đầu. Khi đạt được thành công nhất định doanh nghiệp mới bắt đầu nghĩ đến làm thương hiệu. Nhưng khi đó, đa số doanh nghiệp sẽ nghĩ: Muốn nhanh chóng thành công về thương hiệu chỉ cần quảng cáo. Đây là một sai lầm.
Quảng cáo không thể thiếu nếu muốn nhiều người biết đến thương hiệu, nhưng quảng cáo về một sản phẩm tồi chính là cách giết chết thương hiệu nhanh nhất. Làm quảng cáo khi chưa hiểu khách hàng thực sự muốn nghe gì cũng là một phương thức đốt tiền hiệu quả. Tiếp theo, đừng cho rằng làm Thương hiệu là vẽ một logo đẹp, mặc dù logo đúng là khuôn mặt của thương hiệu. Thiết kế được một logo đẹp không dễ và thổi hồn vào logo là thách thức rất khó. Giống như make-up để làm nên một khuôn mặt phụ nữ đẹp. Khuôn mặt vừa đẹp vừa biết làm mềm con tim kẻ tình si lâu lâu mới gặp. Nếu làm thương hiệu chỉ dừng lại là làm một logo đẹp, thì các nhà thiết kế sẽ được trả lương cao hơn cả siêu sao bóng đá.
Có một quan điểm sai lầm nữa trong các doanh nghiệp, đó là xây dựng Thương hiệu là nhiệm vụ của phòng marketing. Luôn luôn nhớ lời nói của David Packard, Đồng sáng lập hãng Hewlett Packard (HP, Mỹ): “Marketing quá quan trọng để uỷ thác cho một mình bộ phận marketing”.
CEO phải là tổng tư lệnh trực tiếp tham gia việc hoạch định chiến lược thương hiệu. Trong tất cả các dự án tư vấn tôi đã trải qua cùng RMA thì đây là điều kiện bắt buộc. Dự án sẽ không thể triển khai nếu không đạt được thoả thuận này. Lý do đơn giản là chiến lược thương hiệu liên quan trực tiếp đến việc triển khai chiến lược cạnh tranh và chiến lược kinh doanh. Nếu không có sự can thiệp chỉ đạo trực tiếp của CEO, chiến lược này coi như chỉ tồn tại trên giấy tờ.
Thương hiệu là trừu tượng? Không đúng. Thương hiệu rất cụ thể. Nếu doanh nghiệp cho rằng thương hiệu là trừu tượng, có nghĩa là họ chưa hiểu và sẽ không biết bắt đầu xây dựng từ đâu. Thương hiệu mạnh hay yếu đều phải đo đếm được bằng các chỉ tiêu định lượng, bằng các KPIs chi tiết. Thương hiệu phải quy được ra giá trị USD khi muốn đánh giá giá trị, giống như Starbucks. Tôi cũng hay nghe nhiều người nói: Khác biệt thương hiệu là phải có cái khác với đối thủ cạnh tranh. Nghe có vẻ có lý nhưng không thực tế. Thật lý tưởng khi bạn có cái mà đối thủ không có. Máy tính Mac của Apple có thiết đồ hoạ đẹp nhất; xe máy Honda đi bền nhất; Lego là đồ chơi có nhiều trò lắp ghép nhất.
Nhưng có bao nhiêu thương hiệu may mắn sở hữu một thuộc tính độc nhất như Mac, Honda hay Lego? Đa số thương hiệu không có gì khác nhau, nếu có khác thì khác rất ít, không đủ gọi là “khác biệt” để khách hàng nhận ra. Cần phải khác biệt để bán hàng ngay cả khi bạn chẳng có gì khác biệt. Khác biệt lúc đó nằm ở nhận thức và ở cách bạn nói về mình, không phải từ những gì bạn có. Sai lầm thứ 10 là Nếu không khác biệt thương hiệu sẽ chết. Đọc cuốn sách “Khác biệt hay là chết” của Jack Trout đừng hiểu một chiều theo nghĩa đen. Không khác biệt thì khó dẫn đầu, nhưng không khác biệt không có nghĩa là “chết”.
Sống có nhiều kiểu sống: người giàu có lối sống của người giàu, người có thu nhập trung bình vẫn hạnh phúc nếu biết sống và thu nhập thấp vẫn tồn tại.
Trong cuốn sách cùng tiêu đề, R. Loewy – nhà thiết kế nổi tiếng, người mà cùng với Paul Rand, Saul Bass hay là Herb Lubalin đã đặt nền móng cho nền thiết kế tiếp thị lừng danh của nước Mĩ – muốn nói rằng, trong thời đại cạnh tranh, sản phẩm xấu thì khó bán hơn. Chúng ta luôn sẽ bị thúc đẩy, không chỉ bởi các đối thủ cạnh tranh sẽ làm tốt hơn, mà còn vì đáp những những nhu cầu ngày càng nâng cao của người tiêu dùng.
Cần phân biệt rõ khái niệm “đẹp” trong design không phải cái đẹp mà như người ta nói, là nằm trong mắt người xem, chỉ để thỏa mãn cái dục vọng của ánh nhìn: đó là một thứ đẹp đầy tranh cãi. Mục đích của design là để gia tăng giá trị sản phẩm, mang lại các lợi ích trải nghiệm cho người tiêu dùng và tạo ra lý do để thôi thúc họ mua hàng. Cũng như tuyên ngôn sáng tạo của IBM: “Good design is good business” – Thiết kế tốt thì kinh doanh tốt – Đó là quy luật tất yếu của cạnh tranh hiện đại.
Trong nền kinh tế thị trường, các sản phẩm không chỉ cạnh tranh với nhau về giá cả và chất lượng, mà còn bằng các giá trị gia tăng. Nhưng hiện tại, vẫn còn đầy những sản phẩm đang cố bán ra với những lời quảng cáo sáo rỗng về cái tâm, cái tín, cái chất lượng… Họ cơ bản chẳng hiểu gì về khách hàng cả, họ không đặt mình trong cái nhìn của khách hàng, không thấu hiểu cảm xúc của khách hàng (insight) khi nhìn thấy sản phẩm của họ và liệu có tin vào những gì họ nói hay không? Những doanh nghiệp này sẽ mất rất nhiều thời gian để thuyết phục, họ tin rằng “có chất lượng thì sẽ có thương hiệu”, nhưng họ không nhận thấy rằng thị trường giờ đây đã khác, rất nhiều đối thủ cạnh tranh đang cùng bán một sản phẩm, mà khách hàng thì có rất nhiều sự lựa chọn.
Hình thức phản ánh chất lượng. Những người bán sản phẩm tồi thì chẳng bao giờ có đủ tâm huyết để làm “đẹp” cho sản phẩm đó. Nhưng đáng tiếc là, rất nhiều sản phẩm có chất lượng tốt cũng sẽ bị đánh đồng với những sản phẩm tồi vì không có một hình thức tương xứng. Khách hàng có nhiều sự lựa chọn nhưng lại có rất ít thời gian để chọn lựa. Và trong trường hợp này, cái đẹp sẽ là một sự gợi ý xác đáng.
Cái đẹp chỉ là là phương tiện của cảm xúc, nhưng bạn phải nhớ thêm rằng: hơn 90% các quyết định mua hàng bị chi phối bởi các yếu tố cảm xúc. Bỏ qua điều này, là bạn đang đánh mất đi một trong những lợi thế quan trọng nhất để cạnh tranh và làm thương hiệu!…