Ý nghĩa của mày sắc trong thiết kế logo thương hiệu hiện đại
Từ lâu, các nhà marketing và thiết kế đồ họa đã biết tầm quan trọng của màu sắc trong sự thành công của bất kì chiến dịch marketing nào. Màu sắc có xu hướng khuấy động những cảm xúc cho khách hàng, từ đó tạo ra sự liên tưởng đến thương hiệu và thúc đẩy việc mua hàng. Màu sắc giúp tăng doanh thu, cùng với những cảm xúc đặc biệt được khơi gợi và khách hàng cảm nhận. Hãy áp dụng lợi thế màu sắc trong các mẫu thiết kế in ấn của bạn một cách phù hợp.
Màu sắc là một yếu tố quan trọng trong công việc cũng như là thành công trong phần thiêt kế in ấn của người hoạ sỹ. Vì vậy hiệu quả và vai trò của màu sắc trong thiết kế Đồ hoạ quảng cáo là vô cùng to lớn. Những nguyên lý cơ bản về màu sắc Màu tồn tại bởi ba yếu tố: ánh sáng, đối tượng quan sát và chủ thể quan sát. Các nhà vật lý đã chứng minh rằng ánh sáng trắng được hợp thành từ các bước sóng của các màu đỏ, lục và xanh.
Mắt người cảm nhận được màu khi các bước sóng này được đối tượng quan sát hấp thụ và phản xạ. Ba màu đỏ, lục và xanh là những màu nguyên thuỷ của ánh sáng. Khi ba màu này chồng lên nhau chúng tạo ra các màu thứ cấp: Cyan, Magenta và Yellow. Các màu nguyên thuỷ và màu thứ cấp là những thành phần màu bổ xung cho nhau. Những màu tương hợp là những màu hầu như không giống màu nào cả. Từ các màu nguyên thuỷ và các màu phát triển từ chúng là màu hữu sắc. Màu đen, trắng, xám là màu vô sắc.
CÁC ĐỊNH DẠNG MÀU RGB VÀ CMYK – CÓ VẤN ĐỀ GÌ VỚI NHỮNG GÌ TÔI SỬ DỤNG KHÔNG?
RGB và CMYK là các định dạng màu được sử dụng trong 2 trường khác nhau.
KHÁI NIỆM THIẾT KẾ LOGO MÀU VÀ SẮC
Khi thiết kế logo bạn quan tâm đến điều gì? Đầu tiên có lẽ là ý tưởng. Chúng phải truyền tải 1 cái gì đó khá “cao siêu” sau đó là hình ảnh để thể hiện ý tưởng đó và tiếp theo mới đến màu chứ ít ai quan tâm đến sắc độ của logo.
Vậy Sắc độ là gì ? Màu và sắc khác nhau ra sao ? Nó quan trọng với logo như thế nào ?
Ở bài viết này bạn sẽ được làm quen với 2 khái niệm: MÀU và SẮC. Ở các ví dụ cụ thể của bài viết chúng ta sẽ sử dụng hệ màu CMYK dùng trong thiết kế in ấn.
1/ MÀU ( hay còn gọi là MÀU CÓ SẮC)
Hiểu theo cách thông thường nó bao gồm các màu như: Xanh, đỏ, tím, vàng, cam, nâu,…
Hệ màu CMYK dùng trong thiết kế phục vụ cho việc in ấn
Trong khái niệm màu lại chia làm 2 loại: màu GỐC và màu PHA.
Màu gốc theo hệ màu CMYK bao gồm các màu: Magenta = M (hồng sẫm), Cyan = C (xanh lơ), Yellow = Y (vàng), Black = K (tạm hiểu là màu đen)
Màu pha bao gồm các màu: Orange – Cam, Blue – Xanh đậm, Green – Xanh lá cây,… Những màu được pha trộn từ 2, 3 hoặc nhiều màu gốc với nhau.
2/ SẮC ĐỘ (hay còn gọi là MÀU VÔ SẮC)
Có thể hiểu là độ đậm nhạt của màu và được chia theo mức độ từ ĐEN đến TRẮNG (đậm đến nhạt)
Những màu có sắc độ đậm như: Đỏ, nâu, Xanh lá, Xanh Blue,…
Những màu có sắc độ nhạt như: xanh nõn chuối, vàng, tím nhạt, Xanh da trời,…
Bạn muốn biết sắc độ của màu nào hãy mang màu đó ra photocopy hoặc chụp thành ảnh đen trắng sẽ cho ra kết quả tương đối chính xác.
Quay lại chủ đề chính của bài viết là Màu – Sắc và việc thiết kế logo có liên quan gì đến nhau? Xin thưa là có! Và nhiều là đằng khác. Vì công việc thiết kế logo chuyên nghiệp phải luôn bắt đầu từ Đen và trắng với những phác thảo đầu tiên. Và chỉ khi nó ổn với Đen và Trắng thì công đoạn thêm màu mới hoàn hảo và chuẩn chỉ.
Hãy xem ví dụ được lấy từ mẫu thiết kế logo xuất hiện khá nhiều trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta và bạn sẽ nhận thấy nó có “chấp nhận được” hay không và đến mức nào?
Nếu xét về sắc đồ thì mẫu logo cũ “đạt tiêu chuẩn” hơn rất nhiều. Trong thiết kế rất ít khi người ta dùng 2 màu cùng sắc độ tối (hoăc sáng) chồng lên nhau vì khi đó bố cục tổng thể sẽ cho cảm giác bị “xỉn màu” hay còn gọi là màu bị đục, cảm giác “tối tăm” và “mù mịt”.
Trong trường hợp dùng 2 màu có cùng sắc độ tối thường người ta sẽ tách chúng bằng các nét trắng ví dụ như trong trường hợp logo cũ của Petrolimex hoặc đặt chúng song song tránh trường hợp bị chồng lên nhau.
Thiết kế logo là công việc khó vì ngoài yếu tố chuyên môn nó còn là sự trải nghiệm và vốn sống của họa sĩ thiết kế. Đôi khi bạn có một ý tưởng tuyệt vời, tìm được một hình ảnh ưng ý nhưng thiếu độ cảm nhận tinh tế về màu và sắc độ nó cũng khiến cho sản phẩm của bạn thiếu đi những nét duyên để có được cái nhìn thiện cảm từ khách hàng.
RGB và CMYK thường được gọi là ‘màn hình’ và ‘in’.
RGB là gì
RGB được sử dụng cho các thiết bị màn hình như máy tính bảng, màn hình, TV và điện thoại và sử dụng 3 màu (Đỏ, Xanh lục, Xanh lam) để tạo ra tất cả các màu cần thiết. Màu trắng được tạo ra bằng cách kết hợp tất cả các màu.
CMYK là gì
CMYK được sử dụng trong ngành in và sử dụng 4 loại mực (Cyan, Magenta, Yellow, Black) để tạo ra các màu cần thiết cho vật liệu in. Màu trắng có được bằng cách sử dụng màu giấy và không có mực in trên các khu vực cần phải có màu trắng.
Vậy tại sao điều này lại quan trọng với tôi?
Cho đến gần đây khi bạn muốn thiết kế catalogue, bạn sẽ cần sử dụng các hình ảnh được định dạng CMYK, thông thường tất cả các thiết bị sẽ lấy những hình ảnh này sẽ tạo ra chúng ở định dạng RGB. Nhà thiết kế hoặc máy in sau đó sẽ cần phải chuyển đổi các tệp hình ảnh thành RGB bằng cách sử dụng phần mềm như Photoshop. Trong quá trình này, bạn sẽ mất một chút sinh động do định dạng CMYK được tối ưu hóa cho in ấn và không phải màn hình (màu xanh lam sẽ thấy sự thay đổi đáng chú ý nhất và có xu hướng trông phẳng hơn).
Do đó, màu bạn nhìn thấy trên màn hình không nhất thiết là màu bạn sẽ thấy khi in, vì chúng là 2 hệ màu hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, điều bắt buộc là bạn phải thấy một bằng chứng được in trước khi tiến hành in để kiểm tra xem bạn có hài lòng với màu sắc không.
Những tiến bộ trong phần mềm gần đây đã giúp ích và trong một số trường hợp, bạn sẽ thấy kết quả tốt hơn nếu bạn cung cấp hình ảnh trong RBG, giúp nhà thiết kế hoặc máy in không phải chuyển đổi những thứ này. Tài liệu quảng cáo và nhiếp ảnh cao cấp vẫn sẽ dựa vào nhà thiết kế / nhiếp ảnh gia để chuyển đổi các tệp hình ảnh từ định dạng này sang định dạng khác bằng phần mềm chuyên dụng và con mắt chuyên gia của họ.
Tôi có cần phải làm gì không?
Nói tóm lại, bất kỳ nhà thiết kế giỏi nào cũng sẽ kiểm tra các định dạng hình ảnh và chuyển đổi chúng để có được chất lượng tối đa, nếu điều này được tính vào chi phí dự án. Một số sẽ tư vấn nếu có vấn đề nhưng một số sẽ chỉ sao chép những gì bạn cung cấp, đây là khi bạn cần kiểm tra hình ảnh trong một bằng chứng vật lý trước khi đăng xuất để in. Một khi bạn đã ký tắt bằng chứng, tài liệu in là trách nhiệm của bạn.
Ý NGHĨA NGÔN NGỮ CỦA MÀU SẮC TRONG THIẾT KẾ DỄ DÀNG THU HÚT KHÁCH HÀNG
1/Thiết kế logo và nhận diện thương hiệu với Màu vàng
Là gam màu sáng nhất trong bảng màu nóng, màu vàng truyền tải năng lượng, sự hạnh phúc, tỏa sáng và hy vọng. Tông màu vàng khi kết hợp cùng màu đỏ sẽ thu hút mọi sự chú ý, mọi ánh nhìn vào chúng. Đây cũng chính là lý do vì sao các băng rôn, biển nguy hiểm, cảnh báo…đều sử dụng 2 gam màu này.
Màu vàng tượng trưng cho năng lượng, sự lạc quan, và ánh mặt trời. Màu vàng cũng là một màu tượng trưng cho sự “giàu có” và “sang trọng” giống như vàng bạc châu báu vậy.
Màu vàng là một màu sắc rất mạnh. Tốt nhất là bạn nên phối hợp nó với màu đen hoặc xanh.
Màu vàng mang lại cảm giác tươi vui và thường được sử dụng vào các shot hình quảng cáo F&B, đồ chơi trẻ em. Ngoài ra, các tông màu vàng đậm hơn thường được kết hợp trong những bộ ảnh vintage, mang hơi hướng cổ điển.
Màu vàng phù hợp với lĩnh vực du lịch, khám phá, hoặc sử dụng trong trường hợp khuyến khích khách hàng hành động nhanh chóng để mua hàng hoặc tham gia chương trình khuyến mãi nào đó.
2/ Thiết kế logo và nhận diện thương hiệu với Màu cam
Tông cam là một gam màu sáng, đầy năng lượng và có phần dịu hơn gam màu đỏ. Do mang tính năng lượng, màu cam thường được sử dụng rất nhiều trong các hình ảnh quảng cáo nước tăng lực, các sự kiện thể thao, giới trẻ,…
Màu cam tượng trưng cho sự sáng tạo, thân thiện và nhiệt tình. Màu cam cũng là màu sắc thể hiện cho tuổi trẻ và sự tận hưởng tuổi trẻ
Bạn nên sử dụng màu cam trong lĩnh vực hướng tới những đối tượng khách hàng trẻ trung, cá tính và mong muốn nổi bật giữa đám đông.
3/ Thiết kế logo và nhận diện thương hiệu với Màu đỏ
Màu đỏ tượng trưng cho lửa, sự bạo lực, đồng thời cũng tượng trưng cho sự nhiệt huyết và tình yêu. Màu đỏ gây kích thích thị giác, qua đó làm tăng nhịp tim và nhịp thở. Đặc biệt, màu đỏ thường dùng để làm các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm bởi sự nổi bật của nó. Tùy theo văn hóa từng quốc gia và khu vực, màu đỏ có những ý nghĩa khác nhau. Ở Châu Á, màu đỏ thể hiện sự may mắn, sung túc. Tuy nhiên, ở các vùng Nam Phi, nó lại mang sự tang thương.
Chính vì sự nổi bật, màu đỏ thường dễ lấn át các gam màu khác. Do đó, màu đỏ nên được sử dụng một cách khéo léo trong khung hình để tạo ấn tượng và thu hút sự chú ý. Trong chụp ảnh sản phẩm, màu đỏ đun thường được ưa chuộng nhiều bởi nó không quá mạnh như đỏ thuần, đồng thời mang đến sự sang trọng.
Màu đỏ tượng trưng cho rất nhiều thứ : Cảm hứng, tốc độ, tình yêu, lửa…Màu đỏ đại diện cho sự đam mê, và những cảm xúc mạnh mẽ.
Việc sử dụng màu đỏ khá là… thách thức, bạn chỉ nên sử dụng màu đỏ ở lĩnh vực phù hợp với cá tính thương hiệu của bạn.
Những lĩnh vực phù hợp với màu đỏ là ngành thực phẩm, bán lẻ và công nghiệp giải trí…
4/ Thiết kế logo và nhận diện thương hiệu với Màu tím
Màu sắc đại diện cho hoàng gia, xa xỉ và sang trọng.
Màu tím cũng dễ dàng truyền cảm hứng cho sáng tạo, nghệ thuật. 1 banner có màu tím chủ đạo thể hiện sự bí ẩn và khuyến khích khách hàng khám phá điều “phi thường” đằng sau thương hiệu mà nó đại diện.
Màu tím từ lâu luôn được gắn với những điều linh thiêng, biểu tượng cho sự quyền quý. Cũng vì các yếu tố này, các trang phục trong cử hành nghi lễ tôn giáo hay có sự xuất hiện của màu tím. Tuy nhiên, đặc biệt ở 1 số nước như Thái Lan, thì màu tím là biểu thị của sự chia ly và rạn nứt. Nếu màu tím hơi tối cho cảm giác vương giả thì màu tím hơi sáng lại mang tới cảm giác rất lãng mạn.
Tóm lại, màu tím thường được sử dụng khi bạn muốn truyền tải cho khách hàng những giá trị cao cấp, ví dụ như niềm tin và uy tín, hoặc áp dụng cho những lĩnh vực bán hàng xa xỉ như thời trang cao cấp, phân phối vàng bạc đá quý…
5/ Thiết kế logo và nhận diện thương hiệu với Màu hồng
Tùy thuộc vào mức độ đậm nhạt, màu hồng thể hiện sự quan tâm và nổi bật.
Khi một thương hiệu sử dụng màu hồng đậm, nó sẽ tự động mang đến một năng lượng trẻ trung và nổi bật, đặc biệt là khi kết hợp với gam màu lạnh.
Màu hồng nhạt thường được sử dụng để thể hiện sự nữ tính và tình cảm, cho nên đối tượng chính của màu này thường là phụ nữ và trẻ em.
6/ Thiết kế logo và nhận diện thương hiệu với Màu nâu
Là màu tượng trưng cho đất, gỗ và đá. Màu nâu được xem là màu sắc của sự tự nhiên, mang sự ấm áp, thân thiện, ổn định và vững chắc. Như các màu khác trong gam trung tính, màu nâu cũng được dùng làm nền là chủ yếu.
Vì màu nâu giống màu của “đất”, nên việc thể hiện màu nâu trên thiết kế quảng cáo cần sự cẩn trọng nhất định, bởi vì khách hàng thường nghĩ về màu nâu như là màu của vết “bẩn”.
Nhưng mặt khác, nếu bạn thiết kế tốt, màu nâu sẽ đại diện được những giá trị bền vững và ổn định. Những giá trị này rất quan trọng trong việc định vị thương hiệu !
Tóm lại, hãy sử dụng màu nâu để nhấn mạnh vào tính truyền thống và lâu đời của những thương hiệu lớn như các nhãn hiệu thời trang, bán lẻ, đồ ăn thức uống…
7/ Thiết kế logo và nhận diện thương hiệu với Màu xanh lá cây
Đại diện cho thiên nhiên, sự tăng trưởng, và tái sinh. Nó cũng biểu hiện cho sự thịnh vượng và yên tĩnh, thoải mái.
Màu xanh thường được thể hiện ở các lĩnh vực liên quan tới tự nhiên. Ví dụ như công nghệ sinh học, hoặc thực phẩm xanh !
Tượng trưng cho sức sống và sự bình yên, mang một chút năng lượng lấy từ màu vàng: màu của sự sinh sôi nảy nở và phát triển. Màu xanh lá cây pha một chút trắng, vàng sữa nhạt, thường được sử dụng làm hình ảnh quảng cáo Spa bởi nó mang lại cảm giác sang trọng, chan hòa với thiên nhiên và tinh tế.
8/Thiết kế logo và nhận diện thương hiệu với Màu xanh da trời
Tượng trưng cho sự tin cậy, đảm bảo, và uy tín
Để chứng minh cho sự đáng tin cậy cho cá tính thương hiệu, màu xanh đậm thường được các công ty công nghệ phần cứng sử dụng như Samsung, IBM, SAP, Dell hay HP.
Gam màu xanh thường được sử dụng trong ảnh chụp doanh nghiệp, catalogue, brochure,…để mang lại cảm giác bền vững, ổn định
Tóm lại, màu xanh thường được sử dụng trong lĩnh vực công nghệ, mạng truyền thông và các công ty muốn truyền tải niềm tin và sự uy tín
9/ Thiết kế logo và nhận diện thương hiệu với Màu đen
Khá nhiều công ty sử dụng màu đen trong thiết kế nhận diện thương hiệu, hoặc họ cũng phối màu đen với những màu đơn sắc khác .
Màu đen đứng một mình thể hiện sự mạnh mẽ, táo bạo, tự tin và bí ẩn. Khi màu đen kết hợp với màu trắng, nó cho thấy sự tinh tế. Còn nếu bạn muốn truyền tải sức mạnh thương hiệu, hãy phối màu đen với màu vàng.
Một thương hiệu nếu sử dụng màu đen là màu chủ đạo trong thiết kế sẽ rất sang trọng, quý phái, và có cảm giác chất lượng cao về cá tính thương hiệu của họ.
Màu đen là tông màu mạnh nhất, thể hiện sự sang trọng, đẳng cấp và huyền bí. Phông nền background đen thường được dùng khá phổ biến và khá an toàn. Bởi nó có thể giúp che khuyết điểm của shot hình, cũng như dễ dàng kết hợp với các gam màu khác.
Tóm lại, nếu bạn muốn truyền tải thương hiệu của mình với sư nam tính và tràn đầy năng lượng, hãy sử dụng màu đen, như ngành công nghiệp ô tô, công nghệ, các công ty thể thao dành cho đàn ông…
10/ Thiết kế logo và nhận diện thương hiệu với Màu trắng
Màu trắng là một tổ hợp của tất cả các màu sắc trong quang phổ, vì vậy nên nó không thể đứng một mình mà cần được hỗ trợ bởi những màu sắc khác.
Màu trắng thể hiện sự đơn giản và tinh khiết.
Thường những công ty sử dụng màu trắng trong thiết kế đã có một lượng lớn khách hàng trung thành trong lĩnh vực của họ.
Tuy nhiên, việc thiết kế với màu trắng là màu chủ đạo cần một designer chắc tay bởi vì màu trắng rất trung tính, tuy nhiên nếu phối màu không đúng thì lại dễ trở thành thảm họa !
Màu trắng là gam màu tương phản của màu đen. Màu trắng đại diện cho sự tươi sáng, tinh khôi và mới mẻ. Màu trắng cũng gắn liền với các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe vì nó gợi lên sự tươi tắn và sạch sẽ, có sức sống. Các hình ảnh quảng cáo về thuốc, dược phẩm, bổ sung năng lượng,…hay sử dụng màu trắng, đôi khi thêm chút màu vàng. Màu trắng trong hình ảnh chụp sản phẩm thường dùng để tôn lên các màu khác. Đặc biệt, dùng làm màu nền cho các shot hình chụp flat-lay. Trên nền trắng, mọi màu khác đều có thể nổi bật.
Tóm lại, màu trắng thường được sử dụng trong các lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe, hoặc những công ty muốn nhấn mạnh sự đơn giản (nhưng hiệu quả) trong sản phẩm của họ