Contents
Thiết kế logo thương hiệu chuyên nghiệp qua 8 bước cơ bản
Logo hiệu quả không chỉ đóng vai trò hình ảnh đại diện mà còn mang đến những giá trị tích cực khác cho thương hiệu.
Theo khảo sát của trang web Zippia, trong tất cả các yếu tố nhận diện, logo là thứ dễ nhận biết nhất với sự đồng tình của 75% người tham gia phỏng vấn. Mặt khác, hơn 50% cho rằng họ có xu hướng ủng hộ thương hiệu mang logo mà họ nhận ra.
Con số trên cho thấy mức độ tác động của logo đối với quá trình phát triển của thương hiệu. Chúng mang đến cho khách hàng nhận thức hình ảnh cụ thể về thương hiệu và đóng vai trò như cầu nối để hình thành những cảm xúc tích cực.
Giữa vô vàn lựa chọn mua sắm như hiện nay, khách hàng sẽ không thể và cũng không muốn tốn công ghi nhớ những câu chuyện, tầm nhìn, sứ mệnh,… để phân biệt thương hiệu A với thương hiệu B. Thứ họ cần là yếu tố nào đó dễ nhớ, dễ nhận biết và thú vị hơn để có thể nhanh chóng đi đến quyết định mua hàng.
Ngược lại, thương hiệu không thể chèn một đoạn văn dài dòng chỉ để liệt kê tên thương hiệu, hành trình phát triển, giá trị hướng đến trên mỗi chiến dịch hay ấn phẩm truyền thông. Thương hiệu cần sở hữu yếu tố mang tính đại diện hơn và đơn giản hơn. Giải pháp cho cả hai vấn đề trên chính là logo.
Logo không phải là một khái niệm mới xuất hiện gần đây. Trên thực tế, logo nhiều khả năng đã được phổ biến kể từ khi con người có nhu cầu phân biệt tài sản của mình với những người khác, tức là cách đây rất lâu.
Từ những con dấu bằng than hồng trên lưng gia súc vào thời Ai Cập cổ đại theo thời gian cho đến những biểu tượng của Nike, Google, Amazon,… Bản chất của những ví dụ này đều khá giống nhau, chúng đều phục vụ mục đích phân biệt và thu hút người xem chú ý về sản phẩm, dịch vụ của mình.
Điểm mới mẻ chính là sự phổ biến của logo trong xã hội hiện nay. Các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, ai cũng có cho riêng mình một logo. Và với tất cả những logo hiện có ngoài kia, việc tạo ra một logo hiệu quả và phù hợp với thương hiệu ngày càng trở nên khó khăn. Tuy nhiên, khó khăn không có nghĩa là không thể.
Trong bài viết này, Onedesign sẽ chia sẻ đến bạn đọc 5 yếu tố làm nên tính hiệu quả của logo và lý do vì sao thương hiệu cần đến thiết kế logo hiệu quả trong bối cảnh hiện tại.
Logo hiệu quả là gì?
Trong quá trình tư vấn cho nhiều doanh nghiệp, khi Vũ nhắc đến xây dựng thương hiệu, việc đầu tiên nhiều người liên tưởng đến thường là “thiết kế logo”.
Logo, cùng với tập hợp những yếu tố nhận diện khác, đại diện thương hiệu một cách trực quan. Khách hàng khi nghĩ đến thương hiệu thường sẽ liên tưởng ngay lập tức đến logo, bên cạnh những cảm nhận về tính năng của sản phẩm, dịch vụ. Những người chưa sử dụng sản phẩm, dịch vụ thì sẽ nhận biết thương hiệu thường là thông qua logo.
Logo có mặt ở khắp mọi nơi. Chúng ta dễ dàng nhận ra những logo trên website, logo trên quần áo, logo trên xe tải, logo trên truyền hình, logo trên tạp chí, logo trên giày dép,… và rất, rất nhiều ví dụ khác. Nói cách khác, ở đâu có sự tồn tại của hoạt động thương mại thì sẽ có sự xuất hiện của những logo.
Điều đó chứng tỏ logo có tác động lớn đến thương hiệu, dẫn đến việc những người mới bắt đầu xây dựng thương hiệu sẽ gấp rút muốn sở hữu logo riêng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, “dục tốc bất đạt” – chúng ta đôi khi vì gấp gáp muốn có một hình ảnh đại diện mà đánh giá thấp tầm quan trọng của thiết kế logo hiệu quả.
Có những người tạo ra những logo rất độc đáo, mới lạ nhưng cứ vài ba năm lại phải thay đổi vì không còn phù hợp hoặc gặp khó khăn khi ứng dụng trên nhiều nền tảng hiển thị, thì đó không phải logo hiệu quả vì thiếu tính bền bỉ và linh hoạt.
Có những người sẽ yêu cầu Designer thiết kế logo thật nhanh, thậm chí giao deadline trong vòng 1-2 ngày để họ kịp in ấn lên bao bì hoặc làm ảnh bìa Facebook; dẫn đến việc designer vội vã hoàn thành kịp thời gian mà không đầu tư quá nhiều, đó cũng không phải logo hiệu quả vì thiếu sự chăm chút.
Có những người còn thiếu kiên nhẫn hơn, họ tìm đến những trang stock miễn phí để lựa chọn một phương án đã được thiết kế sẵn, tải về và biến nó thành tài sản sáng tạo của mình, đó chắc chắn không phải logo hiệu quả vì thiếu sự khác biệt.
Những trường hợp trên có thể mang lại kết quả tức thời cho thương hiệu. Nhưng nếu nhìn xa hơn, chúng ta sẽ thấy chúng không có đóng góp đáng kể nào cho quá trình xây dựng thương hiệu. Lý do là gì thì Vũ sẽ giải thích chi tiết trong những phần sau của bài viết.
Một logo phải vừa đảm bảo yếu tố độc đáo, vừa thể hiện được bản sắc, tinh thần và câu chuyện của thương hiệu, ngoài ra còn phải phù hợp để ứng dụng trong một khoảng thời gian đủ dài. Logo hiệu quả không chỉ mang tính đại diện đơn thuần, chúng còn mang lại cho thương hiệu nhiều giá trị khác.
Điều gì tạo nên một logo hiệu quả?
Chúng ta đều biết logo có tác động đáng kể với thương hiệu. Logo hiệu quả sẽ giúp xây dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu, nhưng ngược lại, một logo thiếu hiệu quả sẽ khiến khách hàng mất đi cảm xúc tích cực và tệ hơn là rời bỏ thương hiệu.
Nhưng làm thế nào để có được một logo hiệu quả? Sẽ có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này. Nhưng theo quan điểm của Vũ, logo hiệu quả sẽ đáp ứng được những tiêu chí sau đây.
Yếu tố #1: Logo hiệu quả cần khác biệt
Khác biệt là yếu tố luôn được đặt lên hàng đầu, không chỉ trong thiết kế logo mà còn là toàn bộ quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu. Sự khác biệt là một trong những lợi thế cạnh tranh của thương hiệu. Chúng ta đều biết khách hàng hiện tại có rất nhiều sự lựa chọn và không thương hiệu nào có đủ sức làm “vua một cõi” cả.
Trước sự cạnh tranh gay gắt như thế, logo hiệu quả cần phải khác biệt so với những logo đã tồn tại trên thị trường. Có hai nguyên nhân dẫn đến luận điểm này: thứ nhất, một logo khác biệt sẽ giúp khách hàng phân biệt và chú ý đến thương hiệu. Thứ hai, một logo khác biệt sẽ có nhiều khả năng để tạo sự liên kết với khách hàng về mặt cảm xúc và thúc đẩy họ sử dụng sản phẩm, dịch vụ từ thương hiệu.
Tuy nhiên, bạn đừng hiểu nhầm rằng phải sử dụng 7 màu khác nhau cho logo hay thật nhiều đường nét mới là khác biệt. Những trường hợp này nhiều khả năng sẽ khiến người xem mất đi thiện cảm với thương hiệu. Vũ đã từng chia sẻ về nguyên tắc của một bộ nhận diện thương hiệu hiệu quả, bạn đọc có thể xem thêm tại đây.
Ngoài ra, một logo hiệu quả có thể được thiết kế dựa trên nguồn cảm hứng đến từ những thương hiệu đi trước. Ý tưởng của bạn dù hay đến mấy cũng đều có thể đã được ai đó nghĩ ra và sử dụng từ lâu. Nhưng không sao cả, bởi vì không có ý tưởng nào là nguyên bản tuyệt đối.
Ngay cả những phát minh đột phá nhất như bóng đèn điện, xe hơi, máy bay đều phải được lấy cảm hứng từ những sự vật, sự việc khác. Đối với lĩnh vực thiết kế logo cũng như thế, không ai dám tự tin khẳng định logo của mình là độc đáo 100%, nhiệm vụ của designer hoặc nhà lãnh đạo chính là tìm ra và đưa vào sự độc đáo riêng biệt của thương hiệu.
Yếu tố #2: Logo hiệu quả cần đơn giản
Đơn giản là đặc điểm tiếp theo của một logo hiệu quả. Thiết kế logo đơn giản cho phép người xem dễ dàng nhận ra, ghi nhớ và giúp logo trở nên linh hoạt. Nhiều người sẽ cho rằng logo cần phải thật nhiều chi tiết thì người xem mới ấn tượng. Nhưng thông thường, khách hàng sẽ có xu hướng nhớ đến những thương hiệu có logo đơn giản.
Đây là một quy luật rất tự nhiên. Những thứ càng nhiều chi tiết sẽ đòi hỏi não bộ phải vận động nhiều hơn để ghi nhớ. Ngược lại, những sự vật đơn giản nhưng khác biệt sẽ ở lại rất lâu trong tâm trí chúng ta.
Bạn hãy nghĩ đến những thương hiệu “nhìn là biết ngay” như Apple, Nike, McDonald’s,… Họ có làm gì phức tạp không? Chắc chắn là không. Chẳng phải ngẫu nhiên mà hơn 95% thương hiệu thuộc top 100 thương hiệu toàn cầu chỉ sử dụng hai màu trong logo. Họ hiểu đơn giản sẽ làm nên một logo hiệu quả.
Mặt khác, sự đơn giản cũng là bước đệm dẫn đến yếu tố tiếp theo: sự linh hoạt.
Yếu tố #3: Logo hiệu quả cần linh hoạt
Một logo hiệu quả sẽ không thể thiếu đi tính linh hoạt. Chúng ta không chỉ sử dụng logo làm avatar Facebook, in nhãn để dán lên ly nước,… mà còn ứng dụng vào rất nhiều sản phẩm khác nhau.
Dù muốn hiển thị logo trên một tấm biển quảng cáo cao 60 mét hay dán lên một cây bút bi, bạn đều phải đảm bảo khách hàng có thể nhìn rõ các chi tiết (chữ, màu sắc,…) và nhận ra đó là logo của thương hiệu.
Một góc nhìn khác khi đánh giá logo
Chúng ta đã có những tiêu chí cụ thể, rõ ràng để đánh giá logo: phù hợp với bản sắc thương hiệu, đơn giản và khác biệt. Ngoài những nguyên tắc trên, còn rất nhiều những cách khác để đánh giá logo, nhưng chúng gần như đều dẫn về bộ nguyên tắc Vũ đã liệt kê.
Logo quan trọng với thương hiệu, điều này đương nhiên ai cũng biết. Nhưng logo có tự mình làm nên một doanh nghiệp thành công không? Chắc chắn là không.
Khi nhìn vào những biểu tượng bên dưới, bạn thấy chúng có điểm chung là gì?
Chúng thuộc về những tập đoàn toàn cầu. Chúng được mọi người yêu thích. Chúng có giá trị hàng trăm triệu đô la. Chúng không cần đi kèm với tên nhưng ai cũng biết được chúng đại diện cho thương hiệu nào… Các câu trả lời này có thể xuất hiện trong đầu bạn ngay lập tức.
Nhưng hãy giả sử vào năm 1971, ban giám đốc của Nike yêu cầu nhà thiết kế Carolyn Davidson phải tạo ra một biểu tượng thể hiện được rằng chúng tôi là công ty giày số một thế giới; rằng chúng tôi đại diện cho tinh thần không lùi bước; rằng những đôi giày chúng tôi tạo ra có chất lượng tuyệt hảo,… và hàng loạt thứ tương tự.
Vài tuần sau, ban điều hành háo hức chờ xem tác phẩm nào có thể thỏa mãn được yêu cầu của họ, slide trình chiếu được hiện lên và thứ họ nhận lại chỉ là… một dấu check. Dấu check này đơn giản đến đáng ngạc nhiên, và cũng rất phổ biến vì nó là thứ các giáo viên Mỹ thường dùng khi chấm bài của học sinh.
“Sức sáng tạo ở đâu? Yếu tố bất ngờ ở đâu? Tinh thần nước Mỹ ở đâu?” Họ có thể đã đặt ra những câu hỏi tới tấp cho nhà thiết kế.
Kịch bản tương tự cũng có thể áp dụng cho trường hợp của Mastercard. “Chỉ có hai vòng tròn chồng lên nhau thôi à? Nhưng chúng tôi trả cho các anh hàng nghìn đô la cơ mà?” Hoặc của Shell “Vỏ sò thì liên quan cái quái gì đến năng lượng?”
Tất nhiên, đây chỉ là những giả thuyết và câu chuyện ra đời của các biểu tượng trên đều rất khác nhau. Điều quan trọng là đến cuối cùng, những logo ấy vẫn tồn tại như cách chúng vốn là vậy.
Điểm Vũ muốn nhấn mạnh nằm ở việc ban lãnh đạo của các tập đoàn trên đã tin tưởng đội ngũ sáng tạo của họ – những chuyên gia thật sự trong lĩnh vực thiết kế và hiểu rằng bên cạnh logo, còn nhiều yếu tố khác góp phần làm nên sự thành công của một thương hiệu.
Như đã chia sẻ, nhà lãnh đạo cần hiểu được giá trị mà thương hiệu đại diện, sau đó truyền tải chúng đến đội ngũ sáng tạo. Từ đó, nhóm sáng tạo sẽ sử dụng kinh nghiệm, kỹ năng, kết hợp với góc nhìn mới mẻ để chuyển hóa giá trị thương hiệu thành những hình tượng cụ thể. Một khi đã đảm bảo logo có thể đáp ứng được những tiêu chí cơ bản, ta nên học cách tin tưởng nhóm sáng tạo và ý tưởng của họ.
Ngoài ra, chúng ta cần hiểu rằng logo không phải một công cụ chuyển đổi kỳ diệu giúp doanh nghiệp tăng gấp đôi doanh số bán hàng trong vài tuần, hoặc ngay lập tức vượt lên trên đối thủ cạnh tranh trực tiếp.
Một logo hiệu quả sẽ mang lại một khởi đầu thuận lợi cho thương hiệu, giúp tăng tính nhận diện, khác biệt và kết nối. Nhưng nó không phải là liều thuốc thần cho các vấn đề khác của thương hiệu. Những vấn đề khác nhau sẽ cần những cách giải quyết khác nhau.
Nhà thiết kế Paul Rand – người tạo ra logo của các tập đoàn như IBM, Next Computers, UPS – đã từng nói:
Ý nghĩa của một logo sẽ bắt nguồn từ chất lượng của thứ mà nó đại diện, chứ không phải ngược lại.
Nói cách khác, chúng ta không nên kỳ vọng logo của mình rồi sẽ trở thành đòn bẩy giúp tăng trưởng doanh thu hay biến doanh nghiệp từ số 0 trở thành một công ty triệu đô. Chính những hoạt động khác của thương hiệu mới là nền tảng để logo tỏa sáng. Theo thời gian, khi thương hiệu đã phát triển và xây dựng hình ảnh thành công, khách hàng sẽ dần cảm nhận logo một cách tích cực.
Lời kết
Đánh giá logo không phải là công đoạn dựa vào những cảm xúc cá nhân. Tất nhiên, việc thích hay không thích một biểu tượng sẽ ảnh hưởng đến việc chúng ta lựa chọn và đánh giá logo, nhưng nó không nên là yếu tố quyết định.
Sẽ ra sao nếu đội ngũ sáng tạo đề xuất hàng trăm ý tưởng nhưng nhà lãnh đạo không thể lựa chọn được logo chỉ vì họ không thích? Điều này không chỉ tiêu tốn thời gian, công sức của nhóm thiết kế mà còn dập tắt ngọn lửa sáng tạo. Do đó, việc sử dụng những tiêu chí khách quan, rõ ràng để đánh giá logo sẽ hợp lý hơn.
Ở bài viết này, Onedesign đã liệt kê và phân tích ba yếu tố mà chúng tôi tin rằng quan trọng nhất khi đánh giá logo: phù hợp với bản sắc thương hiệu; đơn giản; khác biệt.
Logo cần thể hiện được giá trị mà thương hiệu hướng đến, nếu không nó sẽ chỉ là một biểu tượng đồ họa đơn thuần và thiếu mất câu chuyện đằng sau. Sự đơn giản trong thiết kế logo sẽ dẫn đến những kết quả tích cực: dễ nhận diện, dễ nhớ, linh hoạt, ít cần thay đổi,…
Nhưng đơn giản không đồng nghĩa với việc thiếu đầu tư, nó phải đi kèm với sự khác biệt. Đơn giản và khác biệt là hai yếu tố đi đôi với nhau. Chúng ta đánh giá logo qua cách mà nó tinh gọn những ý tưởng phức đại diện cho thương hiệu, chứ không phải việc nó chứa nhiều chi tiết như thế nào.
Qua bài viết này, đội ngũ Onedesign hy vọng bạn đọc đã hiểu được cách đánh giá logo và có được những phương pháp khách quan hơn khi lựa chọn biểu tượng đại diện cho thương hiệu.
Tất nhiên, logo không phải là toàn bộ thương hiệu và một mình logo cũng không đủ khả năng thay đổi nhận thức của khách hàng. Tuy nhiên không vì những lý do này mà chúng ta phủ nhận tầm quan trọng của nó. Logo vẫn luôn là một trong những cột mốc quan trọng trên hành trình xây dựng thương hiệu. Vì thế hãy đầu tư cho mình một thiết kế logo phù hợp, khác biệt và hiệu quả – thứ sẽ giúp bạn phát triển thương hiệu của mình trong tương lai.
Bài viết xem thêm:
– Những điều cần biết nếu bạn cần thiết kế logo thương hiệu
– Thiết kế logo các trang thương mại điện tử tại việt nam
– Thiết kế logo thương hiệu Việt nam phát triển cùng Hiệp định CPTPP
– Mẫu thiết kế logo với hình ảnh con lợn làm chủ đạo
– Kinh nghiệm chọn nhà thiết kế logo chuyên nghiệp
– Thiết kế logo ngay và luôn khi có ý định kinh doanh
– Giá thành Đắt – Rẻ trong dịch vụ thiết kế logo
– Xu hướng thiết kế logo năm 2019
– Thư viện 1000+ mẫu logo thiết kế miễn phí
– 10 yếu tố sai lầm về thiết kế logo và thương hiệu
– Tối giản trong thiết kế logo thương hiệu
– 8 chữ “không” trong dịch vụ thiết kế logo