Contents
Thiết kế logo là gì? Slogan và thương hiệu là gì
Biểu trưng hay logo là một yếu tố đồ họa kết hợp với cách thức thể hiện nó tạo thành: một nhãn hiệu hay thương hiệu, hình ảnh đại diện cho một công ty hay các tổ chức phi thương mại, hình ảnh biểu thị một sự kiện, một cuộc thi, một phong trào hay một cá nhân nào đó.
Thiết kế logo là gì?
Có rất nhiều câu trả lời được đưa ra cho câu hỏi logo là gì, từ mặt pháp luật cho đến ý hiểu thông thường. Trong đó:
Theo Bách khoa toàn thư wikipedia thì logo (viết tắt của từ logotype) hay biểu trưng trong tiếng việt là một yếu tố đồ họa kết hợp với cách thức thể hiện nó để tạo thành một nhãn hiệu hay thương hiệu, hình ảnh đại diện cho một công ty, tổ chức hoặc hình ảnh biểu trưng chủa một sự kiện, cuộc thi, phong trào hay một cá nhân nào đó.
Còn theo một định nghĩa khác về logo thì nó còn được hiểu như sau: Logo là tín hiệu tạo hình thẩm mỹ có cấu trúc hoàn chỉnh chứa đựng một lượng thông tin hàm súc biểu đạt năng lực hoạt động của một công ty, tổ chức, một hoạt động (cuộc thi, phong trào,…) hay một ban nhóm. Ở Việt Nam, logo còn được gọi là biểu trưng.
Nghe qua thì ta có thể cảm thấy khái niệm này khá trừu tượng và dài dòng nhưng theo một cách đơn giản, ta có thể hiểu logo là một sản phẩm trực quan bao gồm chữ hoặc hình ảnh hoặc cả 2, được sử dụng để nhận dạng thương hiệu cho một công ty, tổ chức, sự kiện hay một cá nhân nào đó.
Logo thể hiện điều gì và có ý nghĩa như thế nào?
Thiết kế logo luôn đòi hỏi sự sáng tạo không giới hạn của người thiết kế để tạo ra những ý tưởng khác biệt khóa trong thương hiệu, mục đích cũng như thông điệp mà logo muốn truyền tải. Chính vì thế, một thiết kế logo có thể nói là đơn giản nhưng lại vô cùng phức tạp. Vậy một thiết kế logo hoàn hảo cần thể hiện được điều gì và làm nổi bật những ý nghĩa như thế nào?
Định nghĩa về Thưởng hiệu (Branding) là gì
Định nghĩa về Branding là gì? Tầm quan trọng của branding và các yếu tố quan trọng không thể thiếu của một thương hiệu. Bài viết này sẽ giải quyết lần lượt các câu hỏi trên và giúp bạn có một khái niệm cơ bản nhất về những giá trị cốt lõi thương hiệu có thể đem lại cho khách hàng.
Trong một thế giới bão hòa với quá nhiều lựa chọn và quá ít thời gian để cân nhắc, cuộc chiến để dành lại sự thu hút của khách hàng trở nên vô cùng khốc liệt. Hầu hết các sản phẩm trong cùng 1 ngành, 1 lĩnh vực đều mang những đặc điểm và chất lượng tương đương nhau. Bởi lẽ đó, việc thuyết phục khách hàng, dùng thử, mua thử và mua nhiều lần tiếp theo không phải là một nhiệm vụ dễ dàng.
Song, có khá nhiều các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới đã có thể tạo ra một lượng khách hàng trung thành lớn chỉ nhờ có branding. Vậy branding là gì? Và tại sao nó lại quan trọng?
Sự Ra Đời Của Thuật Ngữ Branding
Branding là thuật ngữ đã xuất hiện vào năm 350 sau công nguyên, bắt nguồn từ một từ cổ trong tiếng Na-uy “Brandr – bùng cháy”. Vào những năm 1500 đổ đi, brand đã trở thành một dấu hiệu được khắc trên các loại gia súc của người nông dân, coi như một phương pháp để đánh dấu sở hữu.
Những biểu tượng đơn giản này đã nhanh chóng phát triển thành những logo hiện đại ngày nay. Thế nhưng, branding ngày nay không chỉ dừng lại ở việc thiết kế một logo nhìn trông đẹp đẽ và hay ho.
Branding chính là tổng hợp các bước hành động cụ thể để giúp bạn xây dựng thương hiệu phát triển. Nếu được thực hiện đúng, branding sẽ là hệ thống các yếu tố hình ảnh, ngôn ngữ, trải nghiệm của khách hàng để kết hợp lại với nhau góp phần tạo nên một khối cảm xúc về thương hiệu.
Một thương hiệu sống trong tâm trí khách hàng
Một hình mẫu thương hiệu tuyệt vời chính là Apple – brand được coi là thành công nhất trên thế giới.
“Mọi người nói rằng Apple là một công ty về công nghệ, nhưng không phải, Apple là công ty về Marketing”. John Sculley, cựu CEO của Apple đã phát biểu trước tờ báo The Guardian vào năm 1997. “Nó chính là một công ty Marketing của thế kỉ.” Không một ai có thể hiểu rõ câu nói này hơn Steve Jobs, người đã đem Apple quay trở lại trên bờ vực lao dốc trong những năm 90.
Steve Jobs thấu hiểu rằng để có một chiến lược thương hiệu tốt, bạn phải đảm bảo được 3 yếu tố: Sự gắn kết, tính nhất quán và rõ ràng. Từ 3 điều này, thương hiệu mới có thể tạo một sợi dây liên kết đủ mạnh mẽ với khách hàng của mình.
Mặc dù nghe thì có vẻ như là một điều viễn tưởng và không khả thi, nhưng câu chuyện về branding phải luôn được các doanh nghiệp kiểm soát một cách chặt chẽ. Như theo lời của chính Steve Jobs “The chance to make a memory is the essence of brand marketing.” (Tạm dịnh: bản chất của brand marketing – tiếp thị thương hiệu chính là tạo ra những cơ hội để ghi nhớ).
Tại sao lại cần Branding?
Brand hoặc “bị brand” — nếu như bạn không chủ động trong công việc định vị thương hiệu, thị trường và người dùng sẽ làm điều đó thay bản. Và tất nhiên nó có thể tích cực hoặc tiêu cực. Dưới đây sẽ là một vài lý do bạn cần phải làm branding:
Branding giúp bạn trở nên khác biệt so với đối thủ
Nếu như bạn đang làm việc trong lĩnh vực thiết kế, muốn tìm hiểu và mua các sản phẩm laptop mới, liệu bạn có lập tức nghĩ ngay tới các dòng máy của Apple? Là một thương hiệu, Apple đã dành phần lớn thời gian và tiền bạc để tạo ra một hình ảnh cho các sản phẩm của giao diện tuyệt vời cùng những tính năng vượt trội. Nhiều người lựa chọn Macbook cho mục đích thiết kế bởi lẽ trong nhận thức của họ, không có những đối thủ thực sự nổi trội với các sản phẩm thay thế tương xứng trong thị trường ngách này.
Tại sao? Chiến dịch ‘I’m a Mac’ của Apple đã thực sự thuyết phục khách hàng rằng họ là lựa chọn tốt nhất khi nhắc tới các sản phẩm laptop cá nhân. Một minh chứng rõ rệt cho việc khi khách hàng có nhiều lựa chọn khác nhau, branding sẽ giúp họ đưa ra các quyết định phù hợp nhất.
Branding giúp tăng giá trị của những lợi ích bạn đem lại
Có một vài lý do khiến cho khách hàng sẵn sàng trả thêm tiền để được sử dụng sản phẩm của Apple so với đối thủ. Chiến dịch 1984 của Apple không chỉ mở đường cho một kỷ nguyên quảng cáo sáng tạo tại Super Bowl, mà còn cho phép chính Apple định giá sản phẩm máy tính của họ cao hơn so với đối thủ.
Từ đó trở đi, mọi chiến dịch của Apple đều tập trung truyền tại thông điệp giống nhau – Apple là biểu tượng của tầm nhìn và tương lai khi so sánh với các sản phẩm “ngốc nghếch” của đối thủ.
Branding tạo ra sự liên kết giữa khách hàng và thương hiệu
Nghệ thuật truyền thông giúp bạn tương tác tốt với khách hàng, tạo ra những tầng cảm xúc nhất định. Chiến dịch quảng cáo của Apple sử dụng người nổi tiếng đã góp phần tạo nên hình ảnh về một thương hiệu sang trọng và cao cấp, là ước mơ của những người chưa đủ tiền chi trả, và cả là đôi chút thể hiện cho “status” của người dùng Apple.
Branding giúp xây dựng được khách hàng trung thành
Thương hiệu Apple duy trì được sự nhất quán trong mọi điểm chạm thương hiệu, từ hệ thống chăm sóc khách hàng đến việc trung thực trong mọi thông điệp truyền thông. Và điều khiến Apple có thể xây dựng được những khách hàng trung thành là việc tạo ra sự cần thiết cho các sản phẩm của Apple.
iPhone chưa bao giờ là một sản phẩm mang tính cách mạng trong ngành smartphone, nhưng bằng việc tạo ra môi trường tích hợp toàn bộ các sản phẩm Apple đã tạo ra hệ sinh thái hoàn hảo và tiện lợi cho khách hàng, khiến họ chẳng còn lựa chọn nào khác.
Hãy nhìn Apple xây dựng khách hàng trung thành
Các yếu tố quan trọng trong branding
Yếu tố quan trọng đầu tiên trong branding chính là “mission và vision” của thương hiệu. Hãy coi nhiệm vụ của thương hiệu chính là “bộ não”, còn tầm nhìn của thương hiệu là “trái tim”. Bộ não sẽ giúp bạn quản lý, xác định mục đích của doanh nghiệp. Còn trái tim sẽ giúp thương hiệu truyền cảm hứng và tạo động lực cho những mục tiêu xa trong tương lại.
Tiếp theo là một quyển cẩm nang thương hiệu – tài liệu quan trọng để thể hiện mục tiêu kinh doanh, sự khác biệt với đối thủ, lợi ích và giá trị đem lại cho khách hàng, và các ý tưởng thực hiện cho các chiến dịch marketing trong tương lai.
Hãy nhớ rằng quyển cẩm nang thương hiệu hoàn toàn có thể được cập nhất trong tương lai khi doanh nghiệp phát triển hoặc thay đổi hướng đi. Một ví dụ của Firefox:
ví dụ của firefox về branding
Branding tốt đồng nghĩa với Marketing tốt
Sản phẩm nào cũng có một vòng đời giới hạn, nhưng thương hiệu – nếu được quản trị đủ tốt – có thể tồn tại mãi mãi. Và một khi bạn đã xác định được rõ ràng thương hiệu của mình là gì? Doanh nghiệp sẽ có thể lựa chọn một hướng đi đúng đắn hơn.
Để có thể quảng bá sản phẩm của mình tại thị trường mục tiêu, không ai có thê phủ nhận tầm quan trọng của việc nghiên cứu và phân tích thị trường trước chi quyết định ngân sách marketing. Chiến lược của doanh nghiệp nên tập trung vào hình thức marketing truyền thống như radio và billboard, hay khách hàng tiếm năng của bạn lại nằm trên các kênh mạng xã hội như Facebook, Instagram và Youtube?
Marketing có thể được mix lại trong nhiều các trường hợp, nhưng cũng nên cân nhắc về khả năng thực thi và nguồn lực nội tại của doanh nghiệp trước khi chọn lựa các kênh truyền thông.
branding tốt đồng nghĩa với marketing tốt
Ví dụ như Apple, họ không dành bất cứ chi phí nào cho quảng cáo trả phí, mà thay vào đó tập trung chủ yếu vào việc quảng cáo sản phẩm trên TV, phim ảnh hoặc các chương trình truyền hình.
Tổng hợp lại, marketing là quy trình giúp đem lại cho bạn thông tin khách hàng và doanh thu của doanh nghiệp, nhưng branding lại là nền tảng để xây dựng giá trị và khách hàng tiềm năng.
- Xem thêm:
- Thiết kế logo thương hiệu dịch vụ y tế Link To Taiwan
Thiết kế logo Rượu gạo nếp quê gia truyền Ông Đường
Thiết Kế Logo Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Tân Thành Phát
Thiết Kế Logo Công ty cổ phần thương mại dịch vụ LPH Travel
Thiết kế logo thương hiệu trà sữa Tei Ko
Logo Thương Hiệu Công Ty Cổ Phần Cảng Thái Hà
Logo Thương Hiệu Chung Cư Cao Cấp Luxury Parkviews
Thiết Kế Logo Thương Hiệu Đồ Gia Dụng Laco
Thiết kế logo thương hiệu The Farmer’s Store
Thiết kế logo thương hiệu Agasi
Thiết kế logo Công ty TNHH Kingly Vietnam
Thiết kế logo thương hiệu thời trang Moon Store
Slogan Là Gì? Những Câu Slogan Hay Của Các Thương Hiệu Lớn
Slogan là gì? Thế nào là một câu Slogan hay?
Phần lớn dân Marketing đều biết Slogan rất quan trọng nhưng ít ai có thể hiểu được tường tận và chính xác về nó. Bài viết này của chúng tôi sẽ giúp các bạn có một định nghĩa rõ nét hơn về Slogan cũng như cung cấp kho Slogan hay nhất của các Brand lớn để mọi người cùng tham khảo.
Slogan là một câu nói ngắn gọn chứa đựng thông điệp, có thể mang những âm điệu mạnh mẽ hoặc mềm mại tùy theo sản phẩm hoặc dịch vụ mà thương hiệu cung cấp. Nói ngắn gọn thì Slogan là “khẩu hiệu tiếp thị” của các doanh nghiệp, thường được sáng tạo bằng các cách như điệp âm, chơi chữ hoặc nghĩa mở rộng.
Nhiều người cho rằng, Slogan chỉ là một câu nói do phòng Marketing nghĩ ra để quan trọng hóa sản phẩm. Nhưng thực chất, để lên được một Slogan hay và có tính hiệu quả, “khẩu hiệu quảng cáo” sẽ phải trải qua rất nhiều bước nghiên cứu. Từ âm điệu, số từ cho đến cả thị trường triển khai, tất cả đều phải được chuẩn hóa để vừa phù hợp với thị trường, vừa nổi bật hơn đối thủ lại vừa gây được tiếng vang trong tâm trí khách hàng.
Suy cho cùng, Slogan là một phần không thể thiếu trong các chiến dịch Marketing. Sự thành bại của một kế hoạch Marketing phụ thuộc rất nhiều vào Slogan đó có tốt hay không.
Thế nào là một Slogan hay?
Slogan hay phải liên quan đến thương hiệu
Tạo ra một Slogan hay chính là viết được câu nói có khả năng in sâu vào trong tâm trí khách hàng. Sẽ thế nào nếu Slogan được khách hàng ghi nhớ nhưng họ lại chẳng biết là của ai? Vậy nên, hãy cố gắng nhồi thông điệp của thương hiệu đến với khách hàng. Nếu “cao thủ” hơn, bạn có thể thiết kế thương hiệu của mình vào Slogan sao cho tăng được nhận diện mà lại không bị phô.
Slogan tốt hay xấu là do khách hàng quyết định
Đúng như vậy, một Slogan hay sẽ phụ thuộc vào việc khách hàng có nhớ tới nó hay không, nhớ với tín hiệu tích cực hay tiêu cực. Hãy thử viết ra vài cái Slogan sau đó tham khảo bạn bè, người thân mà có nhân khẩu học trùng với tệp khách hàng của chiến dịch. Hãy xin ý kiến một cách nghiêm túc và ghi nhận những ý kiến trái chiều của họ.
Ngắn gọn và súc tích là mục tiêu hàng đầu
Hoàn toàn không có một khuôn mẫu hay quy tắc nào nói rằng “Slogan cần phải dưới bao nhiêu từ”. Nhưng sau nhiều năm nghiên cứu, các chuyên gia chỉ ra rằng, người đọc thường có khuynh hướng kém quan tâm đến những câu nói dài dòng và quanh co. Độ dài của một Slogan hoàn hảo thường rơi vào khoảng từ 3 cho đến 5 từ.
Với số từ ngắn như vậy, người đọc sẽ ghi nhớ nhanh hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, ngắn gọn thôi chưa đủ. Một Slogan hay phải ngắn gọn nhưng vẫn mang được đẩy đủ thông điệp về thương hiệu. Đã có rất nhiều Slogan ngắn trên thế giới phải thêm phần “giải nghĩa” để giúp người đọc hiểu được.
Thậm chí, nhiều Slogan không truyền tải được thông điệp còn dẫn đến hiểu nhầm về sản phẩm, dịch vụ và doanh nghiệp đó cung cấp.
Slogan phải đảm bảo tính trung thực
Thường thì những Slogan có chứa những từ như “best” hay “nhất” sẽ ít được người dùng tin tưởng hơn. Đơn giản ai cũng hiểu được rằng “Núi cao còn có núi cao hơn”. Việc ngộ nhận mình là “nhất” trong ngành sẽ khiến người tiêu dùng cho rằng doanh nghiệp đang nói quá.
Bản thân nhãn hiệu Bia Carlsberg đã bị lên án và chỉ trích rất nhiều vì Slogan “Probably the best lager in the world”. Để có một Slogan hay, hãy đặt ra những Slogan hướng tới lợi ích của khách hàng thay vì khẳng định mình là số 1 trong ngành.
Slogan hay sẽ trường tồn với thời gian
Slogan không chỉ là một phần của chiến dịch Marketing, nó còn liên quan đến cả một thương hiệu. Vì vậy, đừng bao giờ tự giới hạn Slogan của mình ở cả mức độ không gian và thời gian. Hãy chọn ra những từ có nghĩa phù hợp với nhiều loại hoàn cảnh, quá khứ, hiện tại và đặc biệt là tương lai.
Xu hướng đặt Slogan của các doanh nghiệp lớn bây giờ là “hướng tới tương lai” với mong muốn liên tục phát triển và vững mạnh. Từ đó, khách hàng cũng có thể tin tưởng hơn vào một thương hiệu liên tục đổi mới và sáng tạo để mang lại những điều tốt nhất.
- Các doanh nghiệp hiện đại muốn ghi lại dấu ấn trong tâm trí người tiêu dùng thường có slogan rất độc đáo. Để có được một slogan hay, ngoài việc đầu tưu chất xám mà còn phải nỗ lực đầu từ vào các chiến dịch quảng cáo liên tục dài hạn. Chính vì vây, để có được một slogan để lại ấn tượng trong lòng người tiêu dùng thì slogan đó đã trở thành tài sản vô giá được vun đắp bằng thời gian, trí lực của tập thể doanh nghiệp. Cùng tham khảo slogan của các thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam dưới đây.
VIETTEL: Hãy nói theo cách của bạn
Hòa Phát: Hòa hợp cùng phát triển
VNPT: Cuộc sống đích thực
Vinaconex: Xây những giá trị, dựng những ước mơ.
Biti’s: Nâng niu bàn chân Việt.
Du lịch Vietnam: Vẻ đẹp bất tận
Vinaphone: Không ngừng vươn xa
Mobifone: Kết nối giá trị – khơi dậy tiềm năng.
Vietinbank: Nâng giá trị cuộc sống
Vietcombank: Chung niềm tin, vững tương lai
Sacombank: Đồng hành cùng phát triển
Cà phê Trung Nguyên: Khơi nguồn sáng tạo
Vinamilk: Niềm tin Việt Nam
Taxi Mai Linh: Tất cả vì khách hàng
Vietnam Ariline: Sải cánh vươn cao
Vissan: Cả nhà đều thích
Vigracera: Mãi mãi với thời gian
Thời trang An Phước: Phong cách và phong cách.
Taxi Vinasun: Kề vai sát cánh
Đệm Kim Đan: Chăm sóc sức khỏe của bạn từ giấc ngủ.
Bia Đại Việt: Sức mạnh Việt Nam
Gạch Đồng Tâm: Vì cuộc sống tươi đẹp
FPT: Tiếp nguồn sinh khí
ARMEPHACO: Luôn mang đến những nguồn vui.
Techcombank: Giữ trọn niềm tin
HAGL Group: Đoàn kết là sức mạnh
SABECO: Vị bia của hàng triệu người sành bia
Eurowindow: Cửa chống ồn, tiết kiệm điện.
BigC: Giá rẻ cho mọi nhà
Cienco5: Bền vững tương lai
FECON: Thấu hiểu lòng đất
SeABank: Kết nối giá trị cuộc sống
VINGROUP: Nơi tinh hoa hội tụ cùng phát triển.
TH true MILK: Thật sự thiên nhiên
TPBank: Vì chúng tôi hiểu bạn
Nước mắm Chin-su: Ngon hảo hạng.
Canifa- Fashion for all – Thời trang cho mọi người.
Chicland: Tiên phong dự báo xu hướng thời trang.
Tiki.vn: Niềm vui mua sắm.
Sao Thái Dương: “Sao Thái Dương – Hạnh phục đến mọi nhà”
BIDV: Chia sẻ cơ hội – Hợp tác thành công.
Nước mắm Liên Thành: Tinh túy hương vị trăm năm.
Nước mắm Kabin: Có Kabin, món nào cũng ngon.
VTV go: Mọi nơi, mọi lúc, mọi TV.
Genviet: Jeans của người Việt.
Kids plaza: An toàn cho bé, giá rẻ cho mẹ.
Vietlott: Cơ hội để tốt hơn
Agribank: Mang phồn thịnh đến khách hàng.
Kinh đô: Trao thành ý, bền tâm giao.
Chăn ga gối đệm Hanvico: Ấm áp như lòng mẹ.
Hướng Dẫn Cách Tự Tạo Slogan Cho Thương Hiệu Của Mình
Dưới đây là một số mẹo nhỏ để bạn có thể tự tạo được slogan cho doanh nghiệp mình, hoặc các chiến dịch marketing truyền thông cụ thể. Các mẹo để tạo được slogan hay này sẽ dựa trên quá trình nghiên cứu vô cùng kỹ càng, cùng khám phá nhé:
1. Thấu hiểu thương hiệu của doanh nghiệp.
Trước khi lựa chọn bất cứ một slogan nào cho thương hiệu của doanh nghiệp, việc đầu tiên bắt buộc phải làm là nghiên cứu kỹ càng về nội tại của thương hiệu. Hãy tham khảo các thông tin từ website, hỏi nhân viên của công ty về lịch sử thương hiệu, công ty đã có mặt bao lâu, những câu slogan hay tagline nào đã được thử trước đây,…
Câu slogan cũng là một yếu tố quan trọng trong nhận diện của thương hiệu. Để có thể tạo ra một câu slogan tốt nhất, bạn cần tìm hiểu xem nhân khẩu học của khách hàng mục tiêu là gì, tone giọng của công ty là gì và công ty đang bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ gì.
Slogan sẽ giúp thương hiệu tạo ra sự khác biệt với đối thủ, đồng thời là thể hiện cho toàn bộ sứ mệnh, nhiệm vụ của doanh nghiệp. Hãy tìm hiểu các giá trị khác biệt của doanh nghiệp.
Hãy kiệt kê các lợi ích lớn nhất của sản phẩm, hoặc thương hiệu đem lại cho khách hàng. Hoặc các khó khăn của khách hàng mà sản phẩm của bạn có thể giải quyết.
2. Nghiên cứu các câu slogan khác.
Bạn cũng cần thực hiện công việc nghiên cứu
những câu slogan phổ biến, slogan của các công ty
đối thủ trực tiếp. Việc này không chỉ giúp bạn tránh
gặp phải trường hợp vô tình copy slogan đã có, mà
còn gợi ý ra thêm nhiều các ý tưởng độc đáo cho bạn.
Hãy nghĩ về một số slogan nổi tiếng nhất như
“Just do it” – của Nike” “Think different – của Apple”
“I’m lovin’ it – của McDonald’s”. Những slogan này
đều có một vài điểm chung khiến chúng trở nên thành công.
Ngắn và đáng nhớ. Đồng thời truyền đạt được cảm giác
tích cực về thương hiệu,trong khi giúp thương hiệu có thể
tạo ra được sự khác biệt rõ rệt với đối thủ.
Slogan của Nike “Just do it” truyền cảm hứng cho
khách hàng về sự hành động. Mang lại cảm giác về
yếu tố thể thao, khỏe khắn, và cả khả năng vượt qua
mọi chướng ngại vật trong bất cứ tình huống nào
nghiên cứu các câu slogan khác
Slogan của Apple “Think different” không chỉ gợi tả về tầm nhìn của thương hiệu gắn liền xuyên suốt lịch sử phát triển của Apple, mà còn định hướng cho sứ mệnh của doanh nghiệp luôn mang tới giá trị tương lai cho thế giới.
Khi viết slogan, hãy ghi nhớ yếu tố độ dài, các lợi ích chính đem lại và cách câu slogan này đem lại cảm giác tích cực về thương hiệu cho người nghe hay không.Slogan của Apple “Think different” không chỉ gợi tả về tầm nhìn của thương hiệu gắn liền xuyên suốt lịch sử phát triển của Apple, mà còn định hướng cho sứ mệnh của doanh nghiệp luôn mang tới giá trị tương lai cho thế giới.
Hãy xem xét thật kĩ số lượng từ, thông điệp tổng thể, vần và nhịp điệu, thậm chí là cả sự hài hước nếu có.
3. Định vị thương hiệu của bạn trên thị trường
Hãy xác định rõ về định vị và yếu tố nhận diện của thương hiệu trên thị trường trong thời điểm hiện tại.
Câu slogan cần phản ánh được sức ảnh hưởng của thương hiệu tới khách hàng. Ví dụ: nếu bạn đang muốn tạo một slogan cho công ty mới, chưa được biết đến rộng rãi, thì đó phải là một lời “chào mời” thật hấp dẫn về những gì doanh nghiệp có thể cung cấp. Nếu công ty đã có sự uy tín, thì bạn cần đặt ra câu hỏi tại sao thương hiệu cần thay đổi slogan? Thương hiệu có định hướng phát triển theo hướng mới không? Slogan mới có phải là một yếu tố cho công việc rebrand – tái cấu trúc thương hiệu hay không?
Lấy ví dụ về Porsche, slogan của Porsche là: “There is no substitute – Không gì có thể thay thế”. Slogan này phù hợp bởi Porsche là thương hiệu đã có bề dày lịch sử nhất định, khách hàng đã nhận diện về một sản phẩm chất lượng và sang trọng.
4. Tổng hợp tất cả các ý tưởng slogan bạn có.
Nếu bạn đang làm việc với những người khác, hãy bắt đầu tập hợp các ý tưởng về slogan của nhau. Các ý tưởng ban đầu thông thường sẽ hơi “ngây ngô” một chút, nhưng đó có thể lại hạt mầm cho một câu slogan tuyệt vời.
Giai đoạn này bạn nên để sự sáng tạo của mình được thoải mái, đừng vội gạch bỏ bất cứ một ý tưởng nào, hay giới hạn suy nghĩ của mình về vấn đề nào đó. Cố gắng đưa ra càng nhiều câu slogan càng tốt.
5. Lựa chọn slogan phù hợp nhất.
Giai đoạn cuối cùng sau khi bạn đã tổng hợp tất cả các câu slogan mà có thể nghĩ ra, bạn cần lọc ra được ý tưởng tuyệt vời nhất. Từ 10, hãy xuống 5 slogan, xuống 3, rồi cuối cùng chọn ra câu slogan phù hợp nhất.
Bạn hoàn toàn có thể đi tham khảo ý kiến và nhận xét từ nhiều người khác. Bạn có thể đặt ra các câu hỏi như, slogan này có dễ nhớ không, khi nghe slogan này liên tưởng tới gì, liệu có hình dung ra sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp hay không,…
Tổng hợp những câu Slogan hay nhất mọi thời đại
1. Slogan của Dove: Real Beauty
Năm 2004, Dove đưa ra chiến dịch Real Beauty và đặt Slogan cùng tên. Chiến dịch này của Dove đã thành công xuất sắc khi Slogan đã đánh trúng Insight của phụ nữ trên toàn thế giới. Đây là nỗ lực của thương hiệu nhằm nâng cao nhận thức về cơ thể. Từ đó giải quyết các vấn đề bằng chính sản phẩm của chiến dịch Real Beauty.
2. Slogan của McDonald’s: i’m lovin’ it
“i’m lovin it” là Slogan lâu đời nhất của ông trùm ngành Fast Food. Câu nói này cũng đã viết thành bài hát bởi Rapper Pusha T, và được thể hiện bởi Justin Timberlake. Điểm đặc biệt là chiến dịch này ra đời đúng vào thời điểm toàn bộ ngành Fast Food đang bị cáo buộc phục vụ thức ăn không lành mạnh khiến người tiêu dùng bị béo phì.
Nó đã giúp McDonald’s chống lại những cáo buộc và giữ chân khách hàng.
3. Slogan của Honda: The Power Of Dream
Slogan này của thương hiệu Honda đã nhấn mạnh vào giấc mơ thay vì thực tế. Nó công kích mạnh mẽ vào việc mỗi người đều mơ ước có một chiếc xe hơi. Nó cũng được phát hành cùng với sự ra mắt của Honda FCX Concept – chiếc xe chạy bằng Hydrogen. Điều này gợi ra một giấc mơ mới của nhiều người, đó là môi trường trong sạch, không ô nhiễm.
4. Slogan của Apple: Think Different
Chắc nhiều người vẫn đang thắc mắc, không biết Slogan này là của sản phẩm nào của Apple. Thực chất đây là Slogan của cả thương hiệu, được Apple sử dụng từ năm 1997 đến 2002. Nó là bước chạy đà của Apple trước khi chuyển mình thành ông trùm của ngành công nghệ.
5. Slogan của Maybeline: Maybe She’s Born With It. Maybe It’s Maybelline
Slogan này được Mabelline tung ra vào năm 1991 và được sử dụng cho tới tận bây giờ. Nó mang tới thông điệp về dòng sản phẩm hiệu quả, chú trọng vào vẻ đẹp của phụ nữ và trang điểm như thế nào để người phụ nữ trở nên tự tin hơn với vẻ đẹp của mình ngay cả khi họ không phải là người mẫu.
6. Slogan của Nike: JUST DO IT
Theo Dan Wieden, Slogan này dựa trên những lời cuối cùng của tội phạm người Mỹ – Gary Gilmore. Trước khi bị hành hình, ông ta nói “Let’s do it”. Wieden đã chỉnh nó thành “Just do it”. Slogan này đem lại cho người tiêu dùng cảm giác họ có thể làm được tất cả mọi thứ nếu sử dụng các sản phẩm của Nike. Chỉ cần đi giày Nike, mặc quần áo Nike, đội mũ Nike… thì tất cả mọi chuyện đều sẽ thành công.
Khẩu hiệu quảng cáo “Just do it” được Campaign Magazine vinh danh với giải thưởng Slogan tốt nhất thế kỷ XX.
7. Slogan của Budweiser: King Of Beers
Bia Budweiser của Séc từ lâu đã được mệnh danh là “bia của các vị vua”. Đến khi Adolphus Busch phát triển Budweiser, loại bia này lấy tiêu đề “The King of Beers” để làm marketing, thể hiện sự vượt trội của Budweiser so với đối thủ.
8. Slogan của Adidas: IMPOSSIBLE IS NOTHING
“Impossible Is Nothing” là Slogan nổi tiếng nhất của Adidas, lấy cảm hứng từ câu nói của huyền thoại quyền anh Muhammad Ali. Anh cũng là đại sứ thương hiệu của Adidas trong chiến dịch này. Đến năm 2004, Slogan này tiếp tục được Adidas sử dụng và gây tiếng vang toàn cầu với sự góp mặt của nhiều huyền thoại thể thao như David Beckham, Haile Gebrselassie, Tracy McGrady…
Slogan này đã truyền tải toàn bộ thông điệp của Adidas về việc hỗ trợ các vận động viên đỉnh cao của thể thao thế giới.
9. Slogan của BMW: The Ultimate Driving Machine
Được đánh giá là một trong những Slogan hay nhất ngành xe hơi, BMW như đã củng cố hình ảnh thương hiệu của mình thêm phần táo bạo và quyền lực. Slogan này cũng muốn nhắn nhủ rằng, BMW luôn cố gắng đem lại cho khách hàng một sản phẩm chất lượng xuất sắc đi kèm với vẻ đẹp hoàn hảo.
10. Slogan của Vingroup: “Mãi mãi tinh thần Khởi nghiệp”
Thực tế, năm 2016, ông Vượng đã đổi slogan tập đoàn từ “Nơi tinh hoa hội tụ cùng phát triển” thành “Mãi mãi tinh thần khởi nghiệp”để mọi người giữ được ngọn lửa, ý chí và tinh thần làm việc.
Nguyên nhân ông Vượng cho rằng Vingroup vẫn còn quá bé nhỏ so với thế giới. Do vậy, tập đoàn còn rất nhiều việc phải làm và chỉ khi “mãi mãi tinh thần khởi nghiệp” thì mới đạt được những đỉnh cao mới.
“Chúng tôi đổi slogan của Vingroup thành ‘Mãi mãi tinh thần khởi nghiệp’ để mọi người giữ mãi ngọn lửa ấy, ý chí ấy, tinh thần làm việc đấy”, ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT Vingroup nói.