Thiết kế logo

Thiết kế logo của 10 thương hiệu nổi tiếng trên chương trình Shark Tank Việt Nam giá trị triệu đô đáng học tập

Contents

Thiết kế logo của 10 thương hiệu nổi tiếng trên chương trình Shark Tank Việt Nam giá trị triệu đô đáng học tập

Trên thị trường rộng lớn giữa sự cạnh tranh của hàng triệu thương hiệu, thì Logo luôn là “điểm nhấn” đầu tiên khiến khách hàng ghi nhớ và chú ý tới. Để thu hút các khách hàng tiềm năng, mỗi doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần phải có logo mang dấu ấn, bản sắc riêng để tạo sự thu hút.

Thiết kế logo của 10 thương hiệu nổi tiếng trên chương trình Shark Tank Việt Nam giá trị triệu đô đáng học tập

Đầu tiên cần nhắc tới logo của một ứng dụng nổi tiếng thế giới để tham khảo là OPENAI

 

OPENAI TÁI ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU, RA MẮT LOGO VÀ BỘ FONT CHỮ MỚI
OpenAI vừa thực hiện việc tái định vị thương hiệu lần đầu tiên, mang lại diện mạo mới cho các tương tác của ChatGPT. Quá trình này bao gồm việc giới thiệu một phông chữ tùy chỉnh mới, logo, và bảng màu mới.
Là một phần của quá trình tái định vị thương hiệu, OpenAI đã giới thiệu một phông chữ mới có tên OpenAI Sans. Hiện tại, OpenAI đã sử dụng phông chữ này trong logo chữ của mình, với thay đổi lớn nhất nằm ở chữ “O” có viền ngoài hoàn hảo và tròn trịa hơn.
Logo “bông hoa” cũng có sự thay đổi nhỏ, được vẽ lại với không gian trung tâm lớn hơn và các đường nét sắc hơn.
Đội ngũ thiết kế nội bộ của OpenAI, do Veit Moeller và Shannon Jager dẫn dắt, đã hợp tác với xưởng chữ ABC Dinamo và đối tác chuyển động Studio Dumbar để phát triển nhận diện mới này. Mục tiêu là tạo ra một ngôn ngữ thương hiệu phản ánh sự kết hợp giữa trực giác con người và tiềm năng sáng tạo của AI, mang lại một thương hiệu không chỉ đổi mới mà còn đậm chất nhân văn.

476414792_1071035741724602_3294719777780473411_n 476415682_1071035711724605_8965049700784106479_n 476888949_1071035708391272_7974672857900468411_n 477514507_1071035715057938_2130580332530554199_n

1. Logo thương hiệu Lux stay

Luxstay được thành lập từ năm 2017 bởi Nguyễn Văn Dũng (Steven Nguyễn). Đây từng là startup “bom tấn” trong chương trình Shark Tank Việt Nam mùa 3 khi gọi vốn thành công 6 triệu USD từ Shark Việt, Shark Hưng và Shark Thủy. Thời điểm ấy, Luxstay trở thành startup gọi được số vốn nhiều nhất và được định giá cao nhất Shark Tank phiên bản Việt.
Anh Nguyễn Văn Dũng – CEO Luxstay vừa chia sẻ đã đặt hàng 36 ôtô VinFast, gồm 18 chiếc Lux A2.0 và 18 chiếc Lux SA2.0. Cuối năm 2019, Luxstay còn gây ấn tượng khi chính thức bắt tay hợp tác với Sơn Tùng M-TP. Theo công bố, nam ca sĩ vừa đầu tư tài chính, vừa quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam.
Luxstay là một trong những website hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực cho thuê căn hộ du lịch cao cấp ngắn hạn ở mọi tỉnh thành. Luxstay đặt chất lượng dịch vụ lên hàng đầu, không ngừng cố gắng từng ngày để tìm ra được những căn hộ đẹp nhất, độc đáo nhất, ở tại những địa điểm hay ho nhất và cuối cùng với một mức chi phí thấp nhất. Sự hài lòng của quý khách là động lực để đội ngũ nhân viên Luxstay phát triển.
thiet ke logo luxstay
Luxstay là một trong những website hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực cho thuê căn hộ du lịch cao cấp ngắn hạn ở mọi tỉnh thành. Luxstay đặt chất lượng dịch vụ lên hàng đầu, không ngừng cố gắng từng ngày để tìm ra được những căn hộ đẹp nhất, độc đáo nhất, ở tại những địa điểm hay ho nhất và cuối cùng với một mức chi phí thấp nhất. Sự hài lòng của quý khách là động lực để đội ngũ nhân viên Luxstay phát triển.

2. Logo thương hiệu Logivan

Năm 2018, Logivan gọi thành công số vốn 600.000 USD từ Insignia Ventures Partners và 1,75 triệu USD từ Ethos Partners, VinaCapital và Insignia.
Năm 2019, Logivan đã gọi vốn thành công 5,5 triệu USD từ các nhà đầu tư danh tiếng châu Á. Tham gia rót vốn lần này cho Logivan có các nhà đầu tư mạo hiểm hàng đầu – David Su, nhà sáng lập Matrix Partners China và công ty đầu tư mạo hiểm của Indonesia Alpha JWC.
Logivan logo

3. Logo thương hiệu Telio

Mô hình hoạt động của Telio từng được kỳ vọng và đánh giá cao khi startup này gọi vốn thành công lên tới 52,5 triệu USD từ những nhà đầu tư lớn như Tiger Global, Granite Asia, Peak XV, VNG.
Logo thương hiệu Telio

4. Logo thương hiệu Tiki

Những lần gọi vốn triệu đô của Tiki và kế hoạch lên sàn chứng khoán Mỹ Năm 2021 đánh dấu sự chuyển mình của Tiki với việc gọi vốn thành công 258 triệu USD khi lấn sân sang lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ. Nguồn vốn này đưa định giá của công ty lên gần 1 tỷ USD, giúp tiến gần hơn mục tiêu niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ.

Ý nghĩa đằng sau logo Tiki

Tiki logo ẩn chứa nhiều điều thú vị hơn bạn tưởng. Hãy cùng khám phá bí mật đằng sau logo đầy ấn tượng này!

Dấu ấn khởi đầu

Ra mắt vào năm 2010, logo Tiki ghi dấu ấn với hai nụ cười rạng rỡ trên chữ “i”. Thiết kế này mang ý nghĩa truyền tải niềm vui mua sắm trọn vẹn cho khách hàng, đồng thời tạo sự tương đồng với các thương hiệu thương mại điện tử hàng đầu như Alibaba.com hay Amazon.com.

Dấu ấn khởi đầu

Điểm nhấn của Tiki logo là gam màu xanh dương nhạt, thể hiện sự trẻ trung, hiện đại và tạo cảm giác an toàn, tin tưởng cho người dùng. Font chữ không chân hiện đại, đậm nét mang đến hình ảnh một Tiki vững vàng, mạnh mẽ và đầy năng động.

Bước tiến đổi mới

Năm 2019, Tiki khoác lên mình diện mạo mới với logo tối giản và hiện đại hơn.Sau hơn 7 năm hoạt động dưới tên Tiki.vn vào năm 2019, Tiki đã quyết định thực hiện một thay đổi lớn bằng cách chỉ giữ lại phần “Tiki”.

Bước tiến đổi mới

Tiki có những thay đổi này là vì:

  • Tiki muốn tập trung vào giá trị cốt lõi ban đầu của nhà sáng lập, đó là “Tìm Kiếm” và “Tiết kiệm”.
  • Tiki không chỉ muốn là một trang web thương mại điện tử mà còn mong muốn trở thành ứng dụng mua sắm hàng ngày được hàng triệu khách hàng Việt yêu thích.
  • Tiki muốn trở thành một nền tảng kết nối không chỉ giữa Tiki và khách hàng mà còn giữa các nhà bán hàng uy tín, có quy mô lớn và nhỏ, trong nước và quốc tế.
  • Tiki mong muốn mở rộng dịch vụ của mình, bắt đầu với việc giới thiệu sản phẩm mới như TikiNOW và dự định giới thiệu thêm các dịch vụ khác trong tương lai.
  • Mặc dù đã thay đổi nhưng Tiki vẫn giữ nguyên cam kết phục vụ khách hàng một cách tận tâm. Sự thay đổi này nhằm mục tiêu hướng tới những giá trị tốt đẹp hơn trong tương lai.

Nâng tầm thương hiệu

Tiki khoác lên mình diện mạo mới đầy ấn tượng từ ngày 15/8, thể hiện cam kết mang đến trải nghiệm “Tốt & Nhanh” cho khách hàng.

Nâng tầm thương hiệu

Điểm nhấn của logo mới:

  • Màu xanh dương đậm: Thể hiện sự tin cậy, chuyên nghiệp và đẳng cấp.
  • Nét chữ dày và đậm: Mang đến cảm giác vững vàng, mạnh mẽ và năng động.
  • Nét chữ “K” cách điệu màu cam: Biểu tượng cho mái nhà an tâm, trợ lý cá nhân uy tín, hàng chính hãng 100% và giao hàng nhanh chóng.
  • Slogan mới: “Tốt & Nhanh” – Tóm tắt cam kết về chất lượng sản phẩm và dịch vụ giao hàng của Tiki.

5. Logo thương hiệu Ecotruck

Ngày 11 tháng 03 năm 2022, Công ty logistics công nghệ EcoTruck vừa kết thúc vòng gọi vốn series A với quyết định đầu tư thêm trị giá hơn 50 tỷ đồng từ VNG. Trước đó, VNG đã đầu tư 85 tỷ đồng vào EcoTruck hồi tháng 12/2020.
Trước đó, tháng 5/2021, Quỹ đầu tư Hàn Quốc STIC Ventures vừa rót 2 triệu USD vào startup logistics EcoTruck trong vòng gọi vốn Series A.
EcoTruck

Được thành lập vào tháng 11 năm 2017, EcoTruck ứng dụng công nghệ vào logistics và cho ra đời hệ sinh thái vận tải với các dịch vụ bổ trợ, tập trung vào phân khúc hàng hóa lớn. Trải qua 04 năm hình thành và phát triển, EcoTruck đã đạt được một số thành tựu đáng kể như vận hành đa dạng mặt hàng với hơn 150,000 container hàng được vận chuyển, hơn 8,500 tuyến đường cho khoảng 650 khách hàng doanh nghiệp.

Cuối năm 2020 đầu năm 2021, EcoTruck nhận được khoảng 150 tỷ đồng vốn đầu tư từ VNG, STIC Ventures, và một số nhà đầu tư lâu năm. EcoTruck đã đầu tư phát triển mạnh mẽ vào nhân sự, công nghệ và mở rộng kinh doanh. Đặc biệt hơn, trong quý II và III năm nay, bất chấp ảnh hưởng do đại dịch Covid, EcoTruck đã mở thêm 02 văn phòng, góp phần gia tăng sự hiện diện của EcoTruck tại 04 thành phố lớn (Tp. HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng). Bên cạnh đó, EcoTruck cũng đã khai trương 02 EcoTruck Hubs tại Bình Dương và Hải Phòng, nằm trong kế hoạch xây dựng một mạng lưới trung tâm dịch vụ và vận hành vận tải lớn nhất Việt Nam.

6. Logo thương hiệu Abivin

Từng gọi vốn thành công 200.000 USD trên sóng Shark Tank Việt Nam, Abivin đang trên đà tăng trưởng gấp đôi trong năm 2020. Người đồng sáng lập Nguyễn Hoàng Anh (Cassie) nói rằng, tới thời điểm 2020, Abivin đã hỗ trợ vận chuyển 75.000 container/tháng. Lượng đơn đặt hàng mỗi tháng cũng lên đến 300.000. Ngoài Việt Nam, Abivin cũng đang hoạt động tại 3 quốc gia khác trong khu vực là Indonesia, Myanmar và Singapore.
Theo tuyên bố của công ty, Abivin sẽ giúp các đối tác tiết kiệm 30% chi phí logistic thông qua việc phát triển các thuật toán, tối ưu lộ trình. Một trong những nguyên nhân chính là vì chi phí logistic trong khu vực đang ở mức rất cao.
Logo thương hiệu Abivin

Ra đời năm 2015, Abivin giải quyết các vấn đề trong ngành logistics truyền thống dựa trên nền tảng công nghệ phân tích dữ liệu lớn (Big Data), Trí tuệ nhân tạo (AI), Máy học (Machine Learning). Startup này áp dụng thuật toán để tạo ra lộ trình nhanh nhất cho hàng trăm xe giao hàng, hàng nghìn đơn hàng trong vài giây, giúp tiết kiệm 30-40% chi phí nhân lực và nhiên liệu.

Tham gia chương trình Shark Tank (Thương vụ bạc tỷ) năm 2018, Nam Long và Hoàng Anh khẳng định Abivin hiện chưa có đối thủ cạnh tranh tại Việt Nam. Hai nhà sáng lập cũng tự tin rằng thuật toán của công ty do Nam Long phát triển rất khó sao chép.

7. Logo thương hiệu Loglag

Logo thương hiệu Loglag

Loglag là startup nổi bật trong lĩnh vực vận tải, logistics tại Việt Nam. Với thế mạnh về công nghệ AI, Big Data, ứng dụng của Loglag đem đến các giải pháp về quản lý và tối ưu hóa lộ trình, quản lý đơn hàng, quản lý đội xe, kết nối một cách thông minh chủ xe với xe nhàn rỗi nhằm giảm chi phí vận tải cho doanh nghiệp.
Chị Cao Thị Anh Thư – CEO của Loglag chia sẻ: “Với trị giá hơn 11,5 tỷ USD và tốc độ tăng trưởng hơn 9% mỗi năm, ngành vận tải hàng hóa nội địa cực là một mảnh đất cực kỳ màu mỡ, nhưng vẫn còn nhiều mảng bỏ trống, chưa được khai thác. Minh chứng là giá cước vận chuyển của Việt Nam vẫn nằm ở mức cao so với trong khu vực. Chi phí logistics chiếm 25% tổng GDP, trong đó, có 60% là chi phí vận tải. Ngành vận tải truyền thống Việt Nam hiện đang hoạt động rời rạc, nhỏ lẻ và thiếu sự kết nối. Khách hàng vẫn thực sự cần một dịch vụ vận chuyển có thể đáp ứng tiêu chí giá rẻ, dịch vụ tốt, hàng hóa an toàn, đảm bảo thông tin về chuyến hàng trong suốt quá trình thực hiện.”
Năm 2019, Loglag gọi thành công khoản vốn 500.000 USD từ một nhà đầu tư cá nhân bên cạnh sự đồng hành của Quỹ tăng tốc khởi nghiệp Việt Nam và đặt mục tiêu gọi vốn 1,5 triệu USD.

8. Logo thương hiệu Sky Marvis

Công ty Sky Mavis của Trung nhờ vậy trở thành “kỳ lân công nghệ” thứ 3 của người Việt được định giá trên 1 tỉ USD, tiếp bước thành công của VNG và VNPAY trước đó.
Tháng 5/2021, đội ngũ Axie Infinity gọi vốn thành công 7,5 triệu USD, trong đó có sự tham gia của Mark Cuban – tỉ phú người Mỹ, người có tham gia chương trình Shark Tank Mỹ. Sau vòng series A tháng 5, Sky Mavis tiếp tục gọi vốn thành công 152 triệu USD trong vòng gọi vốn series B vào tháng 10.
Logo thương hiệu Sky Marvis
✷ Trọng tâm của dự án Sky Mavis được giải quyết một số vấn đề sau:
→ Việc Re-branding: Định vị lại Sky Mavis như một công ty công nghệ Blockchain không chỉ gắn liền với sản phẩm Axie Infinity, mà còn là hệ sinh thái (ecosystem) gồm: ví điện tử, chợ giao dịch tài sản NFT, mạng chuỗi khối cầu nối Ronin trên mạng Ethereum, sàn giao dịch phi tập trung Katana…
→ Hợp nhất chiến lược: Định hình lại ý nghĩa thương hiệu (brand purpose), tầm nhìn, và sứ mệnh qua tuyên bố:
“Tạo ra một cuộc sống tốt đẹp hơn, có ý nghĩa hơn nơi chúng ta sống, làm việc, vui chơi và kết nối.”
với lời hứa: “Open the future” Bằng cách mở khoá các tiềm năng vô hạn của Blockchain cũng như ứng dụng vào GameFi.
Điều này giúp thay đổi nhận thức bên trong doanh nghiệp (internal) để thúc đẩy văn hoá tổ chức và tăng cường nhận diện bên ngoài doanh nghiệp (external).
→ Tái thiết kế nhận diện thương hiệu: Xoá bỏ rào cản nhận thức về các công ty Blockchain cũng như GameFi, mang đến một hình ảnh đáng tin cậy như một người dẫn đường (guider), dẫn dắt mọi người đến với tiềm năng công nghệ của tương lai.
→ Nâng cao khả năng quản trị và tối ưu hoá vận hành phát triển thương hiệu.

9. Logo thương hiệu Soya Garden

Năm 2018, Soya Garden gọi vốn thành công 15 tỷ đồng từ Shark Thủy, trong đó 4 tỷ đồng đổi lấy 45% cổ phần, số còn lại trái phiếu doanh nghiệp kèm điều kiện hoàn vốn trong 3 năm. Thực tế, Shark Thủy sau đó đã rót 20 tỷ đồng, và tăng lên 100 tỷ đồng 1 năm sau đó.
Năm 2020, Hoàng Anh Tuấn rời Soya Garden. Năm 2021, Soya Garden đóng cửa hàng flagship tại TPHCM, rút lui khỏi thị trường miền Nam. Hiện tại, đơn vị này không còn cửa hàng nào hoạt động.
Logo thương hiệu Soya Gardent

2. Logo thương hiệu Fast Go

Ra mắt từ tháng 6/2018, hai tháng sau FastGo nhận ít nhất 3 triệu USD từ quỹ đầu tư thuộc VinaCapital. Công ty dự kiến kêu gọi 50 triệu USD trong lần gọi vốn tiếp theo vào những tháng đầu năm 2019 và lên kế hoạch gọi vốn 6 tháng một lần. Họ đặt mục tiêu phủ sóng tại 20 thành phố Việt Nam và 5 thị trường tại khu vực Đông Nam Á, gồm Philippines, Campuchia, Thái Lan vào cuối năm 2019.
FastGo, ứng dụng đặt xe trực tuyến của Việt Nam dự định ra mắt tại Indonesia và Myanmar vào tháng 12, kỳ vọng trở thành một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực này tại Đông Nam Á.

FastGo đã thay đổi Logo và nhận diện thương hiệu mới

Ngày 1/8/2019 FastGo đã thay đổi Logo và nhận diện thương hiệu mới, đặt mục tiêu đưa FastGo trở thành ứng dụng đa dịch vụ trong khu vực Đông Nam Á.

Logo thương hiệu Fast Go

Bộ nhận diện thương hiệu mới của FastGo chỉ có tên FastGo được cách tân và slogan: Better Ride – Better Life với ý nghĩa giúp cho mỗi chuyến đi của khách hàng tốt hơn và mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn. Bộ nhận dạng thương hiệu mới đơn giản nhưng tinh tế, dễ dàng sử dụng thống nhất cho mọi quốc gia.

Bên cạnh các kế hoạch cho thị trường Việt Nam, FastGo dự kiến sẽ có mặt tại Thái Lan và Indonesia vào cuối năm nay. Trước đó, startup này đã có mặt tại hai quốc gia Đông Nam Á là Myanmar và Singapore.

Ứng dụng gọi xe công nghệ FastGo chính thức ra mắt tại Việt Nam vào tháng 6/2018. Sau một năm hoạt động, FastGo có khoảng 70.000 đối tác lái xe, đã thực hiện gần 2 triệu chuyến đi, cung cấp các dịch vụ chính là FastCar, FastTaxi, FastBike, FastSky.

Kế hoạch bành trướng tại khu vực Đông Nam Á lộ diện chỉ sau 5 tháng ứng dụng Fastgo ra mắt tại Việt Nam. “Khác với Grab hay Go-Jek, hai doanh nghiệp lớn xây dựng hệ sinh thái từ dịch vụ đặt xe trực tuyến, ứng dụng đặt xe FastGo là một trong những dịch vụ phát sinh từ hệ sinh thái sẵn có của NextTech và chúng tôi sẽ tận dụng tối đa lợi thế từ hệ sinh thái đó”, anh Tuất bình luận.
Vị giám đốc nhấn mạnh FastGo hướng đến tập khách hàng tương đối trẻ, sẵn sàng sử dụng thẻ tín dụng và thanh toán trực tuyến, cũng như muốn trải nghiệm các dịch vụ khác ngoài việc đi taxi hay xe ôm. FastGo cũng có một chiến lược quan trọng là cung cấp công nghệ và khách hàng cho các taxi truyền thống.
Liên hệ Onedesign Branding
ĐC: Số 5 Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội
Đường dây nóng: 0967 72 99 67
Email: khachung208@gmail.com

 

5/5 (4 Reviews)
5/5 (4 Reviews)

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn có thể sử dụng các thẻ HTML và thuộc tính sau: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>