Trong lĩnh vực thiết kế đồ họa, logo là một mảng design đầy thách thức và say mê. Là quá trình tiếp diễn của biểu tượng học trong truyền thông thị giác – logo không chỉ chứa đựng thông tin, mà nó còn phải thẩm mỹ và cảm xúc.
Thỏa mãn hài hòa các yếu tố thông tin, thẩm mỹ và cảm xúc trong một hình thể tối giản (nhằm tối ưu truyền đạt thông tin) đòi hỏi nhà thiết kế phải có năng lực đặc biệt về thiết kế tạo hình. Trước nay, các nhà thiết kế đồ họa giỏi nhất đồng thời là nhà thiết kế logo giỏi nhất.
Sự sáng tạo của logo chủ yếu nằm ở việc nhà thiết kế đã tối ưu một đối tượng thiết kế như thế nào nhằm đạt được các mục tiêu. Các kỹ thuật cơ bản của tạo hình biểu tượng đồ họa giúp cho tổng thể thiết kế trở nên hài hòa và dễ nhớ, nhưng để đạt được một ấn tượng tốt, thiết kế cần liên kết được quá trình diễn đạt hình thể của nó với tư duy duy lý của người xem.
Logo của IBM sẽ không có gì đặc biệt, nếu những đường kẻ ngang không phải là xuất hiện ở thời kỳ màn hình 32 bit và công nghệ analog, hay logo 3M không thể tạo sự ngạc nhiên thích thú nếu nó không là logo biểu tượng của một hãng băng keo.
Một logo không tự nó trở thành một thiết kế tốt nếu nó không kết nối được hình thể của nó với tri giác của khán giả. Sự kết nối ấy sẽ tạo ra một quá trình nhận thức sinh động và đầy khám phá. Những logo thú vị nhất là những logo tạo cho người xem một kết quả khám phá bất ngờ, thú vị và giàu cảm xúc. Một thiết kế hay không quan trọng bạn thể hiện cái gì, mà là thể hiện nó như thế nào.
Logo cũng không cần là một tác phẩm nghệ thuật thỏa mãn số đông. Năng lực nhận thức, cảm thụ thẩm mỹ và mục tiêu của mối đối tượng xem khác nhau là khác nhau. Một thiết kế vừa mắt mọi người bao giờ cũng là một thiết kế bình thường và an toàn.
Đối với tập đối tượng mục tiêu, logo phải làm tốt chức năng của nó, nhưng đối với các đối tượng thuần xem logo như một đối tượng thẩm mỹ độc lập, họ cần được giải thích và cung cấp bối cảnh cũng như các thông tin nền để có thể đặt mình vào vị trí đối tượng mục tiêu để đạt được sự nhận thức đúng đắn và đầy đủ. Trong các trường hợp còn lại thì một thiết kế dù tuyệt vời vẫn có thể bị xem thường hoặc là chỉ trích. Thiết kế logo biểu tượng quan hệ Vietnam – Ustralia gần đây là một ví dụ, tôi gần như không thuyết phục được nhiều bạn trẻ hỏi tôi về logo này về cái hay, cái đẹp của nó, bởi lẽ các bạn đang trong quá trình học hỏi và bị “đóng khung” trong những vấn đề mang tính lý thuyết.
Trong đồ họa, lý thuyết được tạo ra không phải để tuân thủ mà là để ứng dụng. Các bạn thiết kế trẻ cần phải có một quá trình dài thể nghiệm, tìm tòi và trau dồi cảm thụ thẩm mỹ, mới có thể đạt tới khả năng đánh giá cũng như sáng tác logo ở cấp độ từ chuyên nghiệp đến giỏi. Quá trình đó dài hay ngắn ngoài phụ thuộc vào năng khiếu, còn xem bạn có phương pháp học tập đúng đắn hoặc được bậc thầy chỉ dẫn hay không!…
Logo là một biểu tượng cho một cái gì đó, có thể là công ty, tổ chức, một sự kiện hoặc có thể là một cá nhân nào đó. Người ta làm ra logo như là làm ra một bản tóm tắt bằng hình ảnh về tính chất mà nó biểu trưng cho, nhìn vào một logo thiết kế thành công, người ta có thể biết được nó biểu trưng cho cái gì, nó diễn đạt ý nghĩa và phương châm hành động của công ty hay tổ chức, hoặc nó làm cho người xem có được cảm xúc đặc biệt về cái mà người chủ logo đang làm, ví dụ như là thiết kế, từ thiện hay kinh doanh vật liệu xây dựng v.v…
Vì sao phải cần logo?
Logo làm cho thương hiệu trở nên độc đáo và duy nhất, kết hợp với slogan, logo làm cho thương hiệu trở nên dễ hiểu dễ đạt đến (tính truyền cảm cao hơn). Hơn thế nữa, nếu các công ty, tổ chức chỉ dùng chữ và số để miêu tả cho mình, thì rất dễ nhàm chán, vì con người có xu hướng ngó về đồ họa trước, rồi về nội dung mới là liền sau đó. Đó là lí do tại sao hai cuốn sách nội dung y chang nhau nhưng người ta khoái cái có bìa đẹp về thiết kế tốt hơn là một cuốn sách tuyền một màu được lựa chọn không kĩ lưỡng. Hay người ta thích đọc một bài có tranh minh họa hơn là một bài độc chữ, và thêm một chi tiết nữa, đó là một logo nói riêng và hình ảnh nói chung đáng giá cả ngàn từ. Đó là lí do tại sao thiết kế một logo bé tí xíu nhưng để diễn giải ý nghĩa của nó ra có khi tốn đến vài trang A4 full chữ.
Nguyên tắc hình thành nên một thiết kế logo
Shape – hình dáng.
Tất nhiên khi nói về hình ảnh, thì phải nói đến hình dáng, logo mang một dáng dấp rõ ràng và vững chắc, người ta sẽ chú ý nhiều đến “đường đi nước bước” của một logo vì nó có thể diễn đạt một khối lượng lớn thông tin, cũng như người thiết kế có thể “‘nhúng” vào đó bao nhiêu là ý nghĩa thú vị mà người xem có thể “wow, tuyệt vời” khi nhìn vào cái logo ấy, khi đó người thiết kế đã thành công.
Hình dáng thì không có gì nhiều, thẳng và cong, vuông và tròn, đặc và lốm đốm … nhưng kết hợp nhiều đặc tính đó lại với nhau sẽ làm nên thiên hình vạn trạng biến thế, và nếu may mắn, bạn có thể tìm ra một logo độc đáo có một không hai, nhưng phải làm đã, mới biết.
Một lí do nữa khi chú ý phát triển logo trên phương diện SHAPE nữa là vì, đôi khi trong các tài liệu của công ty tổ chức, chúng ta in trắng đen, nên nếu chúng ta chỉ tập trung về màu sắc, thì khi in ra trắng đen, logo của chúng ta sẽ trở thành một đống thất bại.
Color – Màu sắc.
Thiết kế thì phải có màu sắc, bên cạnh trắng và đen, màu đem lại một thế mạnh, đó là biểu lộ cảm xúc: đỏ nồng nhiệt, xanh trầm ngâm và hi vọng, hồn nhẹ nhàng và lãng mạn… nếu là shape đẹp, nhưng màu xỉn và tối, thì người xem sẽ thấy logo “kì kì” và thiếu sức sống, mà cái gì đang hoạt động mà thiếu sức sống thì thua thiệt là cái chắc.
Có nhiều kiểu dùng màu, có thể là màu đơn (monotone), hai màu (bi-tone) và nhiều hơn (multi), từ trong ngoặc là từ tôi tự chế chứ không phải là từ chuyên ngành nhé (nhắc lại tôi là novice). Lựa chọn một màu phù hợp tốn rất nhiều thời gian, nên tốt nhất là thử đi thử lại nhiều lần, hiểu ý nghĩa của màu sắc, sự chỏi nhau của các màu và khi đặt nó lên một tấm poster hay một tờ báo thì nó sẽ như thế nào?
Layout – Bố cục.
Bố cục có thể hiểu là vị trí của nó, tôi lấy ví dụ một logo có đủ hai phần shape và color: một hình vuông màu đỏ và một hình tròn màu vàng đứng cạnh nhau, layout của chúng có thể là: hình vuông nằm trên, hình tròn nằm dưới, hay hai hình nằm cạnh nhau, thậm chí lồng vào nhau, việc sắp xếp chúng thế nào là tùy vào nội dung mà người thiết kế muốn diễn đạt, cái này cũng phải nghiên cứu cho kĩ, đôi khi đẹp thì đẹp thật, nhưng mà nội dung trớt quớt thì cũng .. huề tiền.
Cần gì để thiết kế logo?
Biết một phần mềm đồ họa vector:
VNam hay dùng Corel và Ai, nhưng ngày nay thì Ai có vẻ thịnh hơn (Adobe mạnh quá, đặc biệt là các phần mềm của Adobe nắm tay kéo nhau lên: PS, Ai, Fw …). Nếu chỉ làm prototype thì có thể dùng AutoCad cũng được: chính xác, nhanh, và copy paste qua Ai nhanh và dễ dàng. Inkscape cũng là một lựa chọn không hề tồi.
Vì sao lại dùng đồ họa vector? Dễ hiểu, vì scale lớn ra bao nhiêu cũng được không sợ bỉ bể hạt, và dung lượng file không quá lớn như PS.
Hiểu về màu sắc:
Đọc thêm về kỹ thuật pha màu để hiểu thêm màu sắc, cũng như ý nghĩa của màu, lý thuyết màu và nghệ thuật dùng scheme màu trong thiết kế logo (scheme: một bộ các màu chủ đạo của một tác phẩm thiết kế)
Bút chì và giấy:
Lên một prototype bằng bút chì là một phương pháp tối ưu, gì thì gì, bất kể bạn dùng phần mềm “xịn” đến đâu, nhưng nếu kĩ năng vẽ tay không có, thì không tài nào logo có hồn được.
Hiểu về typography:
Dùng font chữ gì cũng rất quan trọng: có chân hay không chân, gothic? script? helvetica?
Nguồn cảm hứng:
Thiên tài là một người ăn trộm mà người ta không biết, nhiều lúc chúng ta phải ăn trộm ý tưởng từ những thiết kế của người khác, từ thiên nhiên hay từ chính tác phẩm cũ của chúng ta để làm tác phẩm mới, vì vậy cảm hứng là rất quan trọng, để có cảm hứng, hãy xem những thiết kế của những designer khác, tôi cung cấp cho các bạn một số nguồn để lấy inspiration:
Xưa nay, logo hiếm khi được yêu thích từ cái nhìn đầu tiên.Để một logo thành công, doanh nghiệp phải là một thương hiệu được tôn trọng.Theo thời gian, logo sẽ có thêm uy lực.Logo như một thiếu nữ trẻ mãi không già, cho đến lúc… chết.
Những logo đầy ắp sự ổn định ít chứa đựng điều mới mẻ, thường mau quên.Ngược lại, những logo thách thức những chuẩn mực thông thường, bao giờ cũng tạo được ấn tượng mạnh và đáng nhớ.Logo không được cũ, mà còn phải dự báo thẩm mỹ. Nhìn vài thập niên vẫn không chán mắt, là thành công! Một logo nhìn lâu được, là logo khiến người nhìn cảm thấy mình có dự phần thẩm mỹ, chia sẻ cảm xúc tích cực, càng nhìn càng thấy thêm đẹp, thêm hay.
Là một trong những phương tiện nhận biết thế giới của cái đẹp, logo là nghệ thuật của tín hiệu. Là “ngôn ngữ quốc tế”, logo tham gia nhận dạng một thế giới giàu màu sắc và dễ hiểu với đại đồng.Một số cách điệu đặc trưng Việt của logo đã được một số người phương Tây duy tình chú ý. Và nếu không xem logo trong thị trường đường nét màu sắc này chất chứa quá nhiều thứ là bản sắc Việt, logo của chúng ta chưa đậm bản sắc gì cả.Với hàng tỷ công ty trên hành tinh này, chỉ có vài ngàn logo đáng nhớ.
Rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đều mơ ước có một logo theo kiểu của Nike. Hãy khoan định giá sản phẩm, theo ông mối quan hệ giữa người thiết kế và chủ công ty nên là gì để có thể bắt gặp được nhau để truyền cảm hứng cho nhau?
Để có được một logo hay, điều này phụ thuộc trước hết vào chính họ – người đặt hàng. Đó là ban lãnh đạo từ giám đốc điều hành đến giám đốc tiếp thị. “Đề bài” của họ có tính áp đặt bao nhiêu, thì “từ trường” thẩm mỹ của họ khẳng định bấy nhiêu.Bấy giờ, nhà thiết kế là một “cửu vạn” mỹ thuật đích thực. Thời trai trẻ tôi thiết kế logo cho một ngân hàng, đã vẽ và “nhét” được từng này thứ: bó lúa, bánh răng, máy cày, con tàu, đồng tiền cổ, ngôi sao, cùng hai dòng song ngữ lên một hình tròn!
Để thiết kế logo, tôi phải đầu tư nhiều hơn cho giai đoạn “tiền logo” trước khi nhận lời, đó là giao thiệp vài lần để tìm biết đích thực “gu” của họ về logo, kiểu như bên nhạc vậy. Để truyền cảm hứng và giao thoa, chúng tôi đã phải dìu dắt, nỉ non thuyết phục chỉ để họ cảm và duyệt thứ “thẩm mỹ thị thành”.
Tài năng và phong cách của các nhà thiết kế logo nay đã phong phú hơn trước, đã có những tác giả và thể loại chuyên như logo phong trào, logo thời trang, logo quốc doanh, logo liên doanh, logo event, logo tỉnh thành…
Biên soạn: kha chung