Phương pháp thiết kế logo từ những giá trị căn bản
Một kế hoạch chi tiết là điều bạn phải sẵn sàng chuẩn bị cho mẫu logo này. Một kế hoạch càng chi tiết càng giúp bạn giảm tải những khó khăn trong việc định hình logo. Logo của bạn cần phải xuất phát từ những đặc trưng của doanh nghiệp, truyền tải thông điệp đến người dùng và khẳng định giá trị thương hiệu qua logo.
Hãy bắt đầu từ những điều cốt lõi nhất như thương hiệu, những đặc trưng hay sự khác biệt của bạn với đối thủ trên thị trường. Một khi đã nắm vững những điều đó, bạn sẽ dễ dàng nắm bắt được rằng trong mẫu logo của mình cần có những gì, màu sắc và bố cục thế nào cho hợp lý.
Đặt bản thân vào khách hàng
Bạn phải hiểu, logo là một hình ảnh đại diện giúp thương hiệu có thể tiếp cận với khách hàng qua phương tiện truyền thông, việc khách hàng có thể tiếp nhận và ghi nhớ những logo này, có nghĩa là bạn đã thành công rồi đó. Hãy đặt mình vào vị trí của người mua hàng, người sử dụng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp, hãy nghĩ xem họ đang mong muốn một logo như thế nào, font chữ và màu sắc ra sao để có thể thu hút họ nhất.
Việc đặt mình vào địa vị của công chúng cũng giúp bạn nhìn nhận vấn đề một cách khách quan để từ đó lên ý tưởng phù hợp, đáp ứng được yêu cầu của cả thương hiệu và khách hàng.
Bắt đầu với những biểu tượng phù hợp với công ty
Có rất nhiều biểu tượng cho doanh nghiệp lựa chọn, bạn nên cân nhắc, có thể doanh nghiệp của bạn phù hợp với các biểu tượng tòa nhà, cây cối nếu như bạn đang làm bên xây dựng – bất động sản, hay những biểu tượng con vật miễn sao nó phù hợp với doanh nghiệp bạn, phù hợp với thông điệp bạn đang truyền tải.
Hãy tham khảo các biểu tượng nổi tiếng tại Việt Nam hay trên thế giới như hàng bia Tiger, họ đã dùng một biểu tượng con hổ dũng mãnh để nói lên điều này. Hay KFC dùng hình ảnh ông chủ của mình để đưa lên logo và Versace dùng hình tượng quái vật Medusa để làm ý tưởng thiết kế… Rất nhiều những biểu tượng để cho bạn có thể tham khảo, hãy tập trung và nghiên cứu, phát triển ý tượng sáng tạo của mình lên cao nhất.
Đừng quá bị ảnh hưởng về ý tưởng thiết kế của người khác
Tham khảo ý tưởng thiết kế là một điều tốt, nhưng đừng suy nghĩ đến quá nhiều logo của họ, điều này khá là khó tránh khỏi bởi một khi bạn đã thích gì đó thì bạn sẽ luôn nghĩ về họ và muốn mình cũng có một logo tương tự như vậy. Hãy cố gắng thoát ra khỏi suy nghĩ đó và tập trung phác thảo cho mình một mẫu thiết kế logo ưng ý nhất
Nghiên cứu logo đối thủ để tránh trùng lặp ý tưởng
Nghiên cứu thị trường là một, nghiên cứu đối thủ là hai, hãy tập trung vào các đối thủ của mình để tránh hiện tượng trùng lặp không đáng có. Bởi thương hiệu của bạn mới bắt đầu xây dựng, còn đối thủ họ đã vững mạnh trên thị trường rồi, việc logo có nét tương đồng nhau sẽ làm cho khách hàng liên tưởng tới logo của đối thủ hơn là nghĩ về logo của bạn.
Đó là những cách mà chúng tôi mong muốn truyền đạt lại cho doanh nghiệp bạn để bước đầu khởi nghiệp, xây dựng nên một thương hiệu vững mạnh cho bản thân mình một cách thuận lợi và dễ dàng hơn. Với bài viết này, nếu bạn thật sự vẫn chưa hiểu về việc lên ý tưởng thiết kế logo tốt nhất cho mình, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để có thể nhận được những tư vấn miễn phí và tốt nhất.
TÌM HIỂU VỀ 2 HỆ MÀU RGB VÀ CMYK
Hệ màu RGB là viết tắt của 3 màu cơ bản là Red, Green và Blue là ba màu chính của ánh sáng trắng sau khi được tách ra nhờ lăng kính. Những màu này khi kết hợp theo tỉ lệ nhất định sẽ tạo ra rất nhiều màu khác nhau trong dải ảnh sáng nhìn thấy, và khi kết hợp cả 3 màu lại với nhau với tỉ lệ 1 : 1 : 1 chúng ta sẽ được màu trắng. Bởi thế hầu hết các thiết bị điện tử sử dụng màu bằng cách phát quang như TV, màn hình máy tính, màn hình điện thoại… đều sử dụng RGB làm hệ màu chính. Và đó cũng là lý do mà các ảnh kỹ thuật số hiển thị trên máy tính đều sử dụng hệ RGB làm chuẩn.
Cyan, Magenta, Yellow và Keyline (CMYK) Những cái tên ở trên có lẽ rất quen thuộc với bạn bởi hộp mực bạn mua cho máy in của mình hầu hết đều sử dụng hệ màu CMYK. Cyan, Magenta và Yellow được gọi là 3 màu cơ bản của máy in. Bạn có thể xem bức hình minh họa ở trên với hệ màu RGB sử dụng cho các thiết bị phát sáng và hệ CMYK sử dụng cho máy in với nền giấy trắng. Điều đặc biệt của 3 màu CMY là khi chúng kết hợp với nhau theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 lại cho ra màu đen, bởi vậy một số lại máy in có hộp mực sử dụng 3 màu CMY vẫn có thể tạo ra được đầy đủ màu sắc khi in trên giấy.
Chúng ta có thực sự cần cả 2 hệ màu cho ảnh số ? Chắc chắn câu trả lời là cần, bởi cả 2 loại file ảnh số sử dụng hệ màu RGB và CMYK đều có đặc điểm và các vấn đề riêng của nó.
Các file hệ RGB sẽ làm việc tốt với các thiết bị phát quang sử dụng ánh sáng trắng làm cơ sở. Vì thế hệ RGB được sử dụng cho các màu thể hiện trên màn hình máy tính cũng như các màu trong ngành thiết kế Web được chiếu qua các màn hình hay máy chiếu dùng ánh sáng.
Nhưng CMYK lại là hệ màu ưa thích của máy in, một nhà thiết kế ảnh số có thể chỉnh sửa với ảnh hệ màu RGB nhưng ảnh khi in ra trên các máy in sử dụng mực CMYK sẽ thể hiện các màu khác so với màu bạn thấy trên màn hình. Vì thế, các chương trình biên tập ảnh số ngày nay đều hỗ trợ cả 2 hệ màu này. Khi thiết kế bạn sẽ dùng hệ RGB nhưng khi in ảnh các chương trình biên tập ảnh sẽ tự động chuyển bức ảnh kết quả của bạn sang hệ CMYK và máy in có thể cho ra những bức ảnh giống nhất với những gì bạn nhìn thấy trên màn hình.
Ảnh bìa: Logo PIXTY bởi Ramotion ✪.
Bài viết bởi Nick Carson.

Contents
- 0.0.1 Vòng tuần hoàn màu sắc là yếu tố cơ bản giúp ta nhìn nhận màu sắc, đồng thời là một phương pháp hữu hiệu cho việc đánh giá sự hài hòa khi phối màu.
- 0.0.2 1. Thấu hiểu lý thuyết màu sắc
- 0.0.3 2. Hãy chọn một phương pháp tinh tế
- 0.0.3.0.1 Nhóm một: Việc sử dụng màu đỏ tươi trong logo của Virgin làm toát lên sự vui vẻ và tươi trẻ.
- 0.0.3.0.2 Nhóm hai: Màu xanh lơ (robin egg blue) trong logo của Tiffany & Co cho ta cảm giác vô cùng thời thượng.
- 0.0.3.0.3 Nhóm ba: Nhãn hàng Shell sử dụng kết hợp màu đỏ cà chua và màu vàng đất nhằm thể hiện sức mạnh.
- 0.0.3.0.4 Nhóm bốn: Apple sử dụng màu đen tuyền và trắng cho ta cảm giác thời thượng, mượt mà và tự tin.
- 0.0.4 3. Hãy đặt màu sắc vào ngữ cảnh thị trường
- 0.0.5 4. Cân nhắc khi trình bày màu sắc
- 1 Bạn đã bao giờ thấy một thương hiệu lớn không có logo chứ? Không phải không? Một logo đẹp sẽ có tác động lớn đến cách khách hàng nhìn nhận thương hiệu của bạn. Vì vậy, theo lẽ tự nhiên, công ty nào cũng muốn tuyển dụng một designer giỏi có cách thiết kế logo để làm nổi bật thương hiệu của họ
- 1.1 1. Tại sao bạn cần một logo? Và tại sao nó cần phải tuyệt vời?
- 1.2 2. Trước khi bạn bắt đầu thiết kế logo của bạn
- 1.3 3. Tìm cảm hứng
- 1.4 4. Tạo ra một mood board
- 1.5 5. Tham khảo các đối thủ trên thị trường
- 1.6 6. Cách thiết kế logo của bạn
- 1.7 7. Tìm đúng loại logo
- 1.8 8. Để ý kỹ tới các lựa chọn màu sắc
Vòng tuần hoàn màu sắc là yếu tố cơ bản giúp ta nhìn nhận màu sắc, đồng thời là một phương pháp hữu hiệu cho việc đánh giá sự hài hòa khi phối màu.
Màu sắc là ngôn ngữ chung trong thiết kế. Nó có thể giúp chúng ta truyền tải cá tính thương hiệu, tạo ra sự nổi bật hay khơi gợi những cảm xúc tiềm ẩn.
Nếu bạn dự định áp dụng lý thuyết màu sắc vào quá trình làm việc, sẽ tốn nhiều sức lực để rèn giũa khi làm việc thực tế. Bài viết này đề cập đến những điều cơ bản trong lý thuyết màu sắc và cách ứng với thiết kế logo, bao gồm cách để đạt được sự hài hòa khi sử dụng vòng tuần hoàn màu sắc.
Tuy nhiên, đây chỉ là bề nổi của tảng băng chìm. Bản chất của màu sắc vượt xa những gì mắt ta nhìn thấy, chúng cũng có tính thực tế khi ứng dụng vào thiết kế logo cho những khách hàng hoặc thương hiệu khác nhau.
Hãy cùng khám phá 4 cách để làm việc hiệu quả hơn với màu sắc khi thiết kế logo.
1. Thấu hiểu lý thuyết màu sắc
Khi đề cập đến thiết kế logo hay nhận diện thương hiệu, việc chọn lựa màu sắc có thể đóng vai trò quan trọng và tính thẩm mỹ chưa hẳn là điều cần chú tâm nhất. Việc hiểu rõ sự khác biệt giữa bản chất và tính tượng trưng của màu sắc là cần thiết, đây là điều khá khác biệt với những khái niệm màu sắc trước đây.
Hãy nghĩ về điều này khi tìm kiếm sự tương quan trong thiết kế. Bản chất màu sắc như một hàng rào để ta vượt qua hơn là một vật mang tính tham khảo, đặc biệt khi yêu cầu từ khách hàng đóng vai trò quan trọng.
Tính tượng trưng của màu sắc là bước tiếp theo và những điểm chạm về văn hóa là yếu tố đáng cân nhắc. Ví dụ, màu đỏ tượng trưng cho tài lộc và may mắn ở Trung Quốc trong khi màu trắng đại diện cho cái chết. Điều này rất hữu ích đối với những thương hiệu hoạt động trong nước hoặc vùng miền chứ không mang tính toàn cầu. Coca-Cola được bày bán tại Trung Quốc, nhưng nhãn mác màu đỏ và trắng được thiết kế nhằm truyền tải sự cân bằng giữa tiền tài và chết chóc là không được đúng cho lắm ở đất nước này.

Dự án của The Partners’ Investec Journal tận dụng sự liên kết của màu đỏ với tài lộc và may mắn theo quan niệm người Trung Hoa.
Tâm lí học màu sắc đào sâu vào nhiều khía cạnh của một vấn đề và chú trọng quá trình phản ứng của con người trong nhận thức. Nhìn chung, màu đỏ thể hiện bản năng và xúc cảm, có tính vật chất hơn khi so sánh với màu xanh dương có vẻ mát mẻ và mang tính trí tuệ. Màu vàng thể hiện sự sáng sủa, năng động và thiên về cảm quan, trong khi màu xanh lục có vẻ hài hòa, tự nhiên và cân bằng.
Tất cả những sự liên kết này đều không rõ ràng và chứa đựng những mặt tích cực lẫn tiêu cực. Sắc độ, sắc giai, sắc thái của màu có thể liên quan đến biểu tượng về văn hóa và cá nhân, nhưng bản chất của các hiệu ứng tâm lý đều mang tính phổ quát và được coi như một phần của quá trình thiết kế logo.
2. Hãy chọn một phương pháp tinh tế
Có nhiều phương pháp khi nói đến việc chọn lựa màu sắc cho một thương hiệu, hãy cân nhắc mọi thứ, từ vòng thuần sắc đến những liên kết văn hóa và tâm lý phức tạp.
Nhà tâm lý học màu sắc Angela Wright đã tìm ra hệ thống ảnh hưởng của màu sắc, điều này chỉ ra rằng tất cả các dãy màu, độ mờ và độ đậm nhạt có thể được xếp vào một trong bốn ‘nhóm tông màu’. Những màu cùng một nhóm nếu được phối hợp sẽ tạo nên sự hài hòa hơn.

Nhóm một: Việc sử dụng màu đỏ tươi trong logo của Virgin làm toát lên sự vui vẻ và tươi trẻ.
Nhóm màu đầu tiên mang tính rõ ràng, tinh tế, ấm áp và không chứa màu đen. Nhóm này bao gồm màu đỏ tươi, màu san hô – da cam ánh hồng, màu xanh da trời và màu quả đào. Chúng cho ta sự gần gũi, tươi trẻ và lạc quan nên sẽ là lựa chọn lý tưởng cho các nhãn hàng trẻ trung, nhưng mặc khác cũng tạo ra cảm giác lúng túng hay thiếu đi sự trang trọng.

Nhóm hai: Màu xanh lơ (robin egg blue) trong logo của Tiffany & Co cho ta cảm giác vô cùng thời thượng.
Nhóm màu thứ hai có vẻ tối hơn, đồng thời cũng cho thấy sự tinh tế, điển hình là màu nâu sẫm, màu lá quế hoặc tím hoa oải hương. Những gam màu này thể hiện được phong cách, nét duyên dáng và sang trọng cho những thương hiệu cao cấp, đồng thời cũng thể hiện sự tách biệt, cô lập và không thường thấy khi thiết kế logo.

Nhóm ba: Nhãn hàng Shell sử dụng kết hợp màu đỏ cà chua và màu vàng đất nhằm thể hiện sức mạnh.
Nhóm màu thứ ba mang lại sự ấm áp, sâu sắc và nóng nảy, thường được phối chung với màu đen, chẳng hạn như màu đỏ cà, màu cam đậm, màu olive và màu tím cà. Gam màu này thể hiện sự gần gũi và chắc chắn, thường được sử dụng để truyền tải sức mạnh và sự chính trực, nhưng đồng thời cũng chịu nhiều rủi ro như mang tính lỗi thời hoặc dễ đoán.

Nhóm bốn: Apple sử dụng màu đen tuyền và trắng cho ta cảm giác thời thượng, mượt mà và tự tin.
Cuối cùng, nhóm màu thứ tư mang tính rõ ràng, mạnh mẽ và dân dã, gồm màu đen, trắng, đỏ tươi và vàng chanh. Chúng lan tỏa sự tự tin, tính hiệu quả và hiện đại, thường được sử dụng trong các nhãn hàng công nghệ nhưng có thể bị coi là mang tính đắt đỏ, thực dụng và lạnh lẽo.
3. Hãy đặt màu sắc vào ngữ cảnh thị trường
Việc chọn được màu sắc đúng đắn cho bất kì một nhãn hàng nào không chỉ liên quan đến sự liên kết văn hóa và tâm lý, mà còn là về tính cạnh tranh và bắt kịp những xu hướng tùy theo từng nhóm đối tượng.
Ví dụ, hai nhãn hàng hoàn toàn không liên quan gì nhau đều có thể sử dụng màu sắc để truyền tải sự đáng tin cậy, nét vui tươi hay tinh tế. Nhưng nếu đối thủ của họ sử dụng cùng một màu với mục đích giống nhau thì sự nổi bật và khác biệt là nhân tố quyết định.
Thật sự, sở hữu màu sắc riêng biệt cho thương hiệu là một việc khó khăn và không thể nào đạt được. Việc thiết kế logo để thể hiện sự nổi bật trên màn hình điện thoại cũng ngày càng quan trọng.

Trong khi các thương hiệu cùng phân khúc khác sử dụng màu đỏ, xanh lam và những màu đậm, easyJet mang đến sự bùng nổ của màu cam.
Nhiều nhãn hàng không theo lối mòn của những xu hướng trên thị trường mà tạo nên sự khác biệt bằng việc sử dụng màu sắc nổi bật truyền tải những giá trị đặc biệt chứ không hòa lẫn vào đám đông: easyJet mang sự tươi mới của những trái cam đến ngành hàng không, trong khi Tango sử dụng màu đen để tạo ra một cơn sốt cho nhãn hàng sản xuất nước hoa quả.

Dù Tango sử dụng những màu cơ bản để phân loại mùi vị, logo và thiết kế lon mang màu đen truyền thống.
Tuy nhiên những điều như trên không hẳn lúc nào cũng cần thiết. Việc sử dụng màu sắc chủ đạo bên cạnh những màu cơ bản là một cuộc tranh luận không có hồi kết trong thị trường nhộn nhịp ngày nay, nhưng bằng việc cân nhắc khi phối hợp các màu sắc, làm đa dạng cho vòng tuần hoàn màu khi thêm vào hàng triệu dãy màu khác hay độ đậm nhạt mà mắt người có thể nhìn thấy, quyền sở hữu trở nên khả thi hơn.
4. Cân nhắc khi trình bày màu sắc
Một khi nhãn hàng của bạn được chọn, việc ôn lại những quy luật phối màu là cần thiết, về cách tạo ra và trình bày cho những dự án thực tế – đặc biệt là khi nói đến việc nhận diện thương hiệu.
Hãy xem những điều bạn có thể đạt được khi sử dụng hệ màu phụ (RGB dành cho màn hình) và hệ màu trừ (CMYK cho việc in ấn), đồng thời vận dụng màu sắc khi sử dụng HSB (màu, độ bão hòa và độ sáng) hay LAB (cân bằng độ sáng giữa hai màu A và B, ‘A’ bao gồm từ màu xanh lá tới đỏ và ‘B’ từ màu xanh lam đến vàng).

Tương đồng với in ấn và kĩ thuật số theo thứ tự, bản màu CMYK và RGB đều rất quen thuộc đối với những nhà thiết kế.
RGB và CMYK phân loại màu dựa trên nguyên lý máy móc, và thực tế cách màu sắc được trình bày dựa trên một số lí do như là tính chất màu sắc của một thiết bị nào đó. HSB mang tính trực giác nhiều hơn, phân loại màu sắc một cách lý thuyết dựa vào vòng tuần hoàn màu.
Trong khi đó, LAB có sự chính xác gần như tuyệt đối, và không dựa vào máy móc vì chủ yếu là sự thể hiện của màu sắc chứ không chỉ theo sự tính toán. Điều này là vô cùng quan trọng khi nói đến sự phối màu thật chính xác trong các nền tảng đa nhiệm.

Bản màu HSB và LAB cho kết quả chính xác hơn, dựa vào cách mà màu sắc được mô tả và nhìn nhận.
Tất nhiên, nếu bạn chọn cách định hình thương hiệu trong in ấn sử dụng một hoặc nhiều bảng màu (Pantone), việc phối hợp màu chuẩn xác trên những thiết bị số sẽ khả thi hơn, vì thế hãy cân nhắc điều này nhé.

Bạn đã bao giờ thấy một thương hiệu lớn không có logo chứ? Không phải không? Một logo đẹp sẽ có tác động lớn đến cách khách hàng nhìn nhận thương hiệu của bạn. Vì vậy, theo lẽ tự nhiên, công ty nào cũng muốn tuyển dụng một designer giỏi có cách thiết kế logo để làm nổi bật thương hiệu của họ
Tham khảo xong bài viết này và luyện tập không ngừng nghỉ, có lẽ trong tương lai gần bạn sẽ trở thành một designer mà bất cứ công ty nào cũng muốn chiêu mộ.
Đừng băn khoăn! Hướng dẫn hữu ích này sẽ dạy cho bạn mọi thứ bạn cần biết để thiết kế logo hoàn hảo cho bạn và doanh nghiệp của bạn. Bài viết bao hàm việc xác định danh tính thương hiệu của bạn và tìm hiểu những điều tạo nên một logo tuyệt đẹp, để đưa ra lựa chọn thiết kế phù hợp và điều hướng quá trình thiết kế, chúng tôi luôn sẵn sàng trợ giúp bạn từng bước một.
1. Tại sao bạn cần một logo? Và tại sao nó cần phải tuyệt vời?
Doanh nghiệp thực sự giống như hẹn hò — bạn đang cố gắng thu hút đúng khách hàng và khiến họ rơi vào tình yêu với thương hiệu của bạn. Vì vậy, hãy nghĩ logo của bạn là hình ảnh trong hồ sơ hẹn hò của bạn. Đó là điều sẽ khiến mọi người quan tâm và cố gắng tìm hiểu thêm về bạn (hoặc là “next” nếu như bạn không dành cho họ). Vì vậy, bạn luôn muốn người ta nhìn thấy hình ảnh tốt nhất của bạn, phải không? Biểu tượng của bạn sẽ có tác động rất lớn đến ấn tượng đầu tiên giúp giới thiệu doanh nghiệp của bạn: Nó sẽ cung cấp cho khách hàng thông tin về thương hiệu của bạn và cho họ biết nếu sản phẩm có phù hợp với họ hay không.
Bởi vì logo của bạn là một phần thiết yếu của thương hiệu, nên bạn muốn đảm bảo nó được thực hiện tốt. Tất cả các sản phẩm giúp xây dựng thương hiệu của bạn đều sẽ có biểu tượng trên đó. Nó sẽ giúp website nổi bật hơn trên Internet, giúp nâng tầm bao bì và danh thiếp của bạn. Một thiết kế logo tuyệt vời, chuyên nghiệp không chỉ có khả năng truyền đạt những gì bạn thích. Nó cũng sẽ tạo ấn tượng tốt đầu tiên và giúp bạn nổi bật so với thị trường.
2. Trước khi bạn bắt đầu thiết kế logo của bạn
Thông thường, nhà thiết kế sẽ luôn muốn logo của mình truyền đạt những điểm cốt lõi của thương hiệu và sản phẩm. Và để làm được điều đó, trước tiên bạn cần phải hiểu bản chất của sản phẩm là gì. Càng am hiểu rõ ràng về những điểm nổi bật ở thương hiệu của bạn, thì bạn càng dễ hoàn thành nên bức tranh tuyệt đẹp về logo của mình.
Dưới đây là một số câu hỏi mà bạn có thể tự hỏi, để tìm hiểu về bản sắc thương hiệu của bạn:
- Vì sao mô hình kinh doanh này được hình thành?
- Niềm tin và giá trị quan trọng đối với công ty là gì?
- Sản phẩm có thể trở thành tốt nhất trên thị trường chứ?
- Điều gì khiến công ty trở nên đặc biệt?
- Nếu có thể mô tả thương hiệu của bạn trong ba từ, chúng sẽ là gì?
- Ba từ chúng ta muốn khách hàng sử dụng để mô tả chúng ta là gì?
3. Tìm cảm hứng
Phần khó nhất của quá trình thiết kế có thể là tìm kiếm cảm hứng. May mắn là chúng tôi có một số mẹo để bạn có thể thực hiện điều đó thật dễ dàng.
Họp lại và cùng động não nào (brainstorm)…
Có lẽ bạn là một người có óc trừu tượng và muốn bắt đầu với việc thu thập ý tưởng bằng lời nói. Nhưng để đưa ra những ý kiến tốt nhất thì không có gì tốt hợp bằng mô hình hội ý (brainstorm). Sau đây là những gợi ý để có được một cuộc họp hiệu quả:
– Thực hiện theo các quy tắc của brainstorm: Brainstorm là xoay quanh việc đưa ra càng nhiều ý tưởng càng tốt (ngay cả những ý tưởng thực sự xấu) và viết chúng xuống. Ngay cả một ý tưởng khủng khiếp cũng có thể châm ngòi cho một cuộc trò chuyện dẫn đến một giải pháp thiên tài.
– Suy nghĩ như khách hàng của bạn: Tạo danh sách các từ mô tả thương hiệu của bạn và cách bạn muốn nó được cảm nhận. Hãy suy nghĩ như một khách hàng của bạn và tìm ra những thứ gì là quan trọng đối với họ.
– Thu hút mọi người tham gia: Một người động não cũng đã là đủ để hoàn thành công việc, nhưng chỉ có sự đa dạng mới làm cho chất lượng sản phẩm vượt ngoài dự định ban đầu. Bởi lẽ đó, hãy cố tụ tập người từ mọi bộ phận hoặc ngay cả bạn bè và đối tác kinh doanh để có được càng nhiều quan điểm càng tốt.
Khi nói đến việc suy nghĩ về biểu tượng của bạn, đừng sợ những suy nghĩ của bạn quá khác biệt nên không được chấp nhận. Trên thực tế, chính sự phá cách mới cho ra được những kết quả bất ngờ ngoại dự kiến.
4. Tạo ra một mood board
Trong thiết kế, “mood board” là một tấm bảng mà tại đó các nhà thiết kế sẽ trình bày ý tưởng, concept cho tác phẩm design của mình, ví dụ như dán lên đó bức ảnh, mẩu tranh có mối liên kết nào đó với nhau, rồi ghép chúng lại theo một trật tự nhất định hoặc ngẫu hứng.
Nếu bạn là một con người thiên về cảm nhận trực giác, mood board có thể sẽ là công cụ hoàn hảo để bạn có được cảm hứng. Bạn có thể tạo một bảng thực tế bằng cách cắt và ghim hình ảnh in hoặc tạo hình ảnh kỹ thuật số (Pinterest sẽ là lựa chọn hiển nhiên ở đây). Đơn giản chỉ cần thu thập tất cả các hình ảnh mà bạn cảm thấy ấn tượng nhất – những hình ảnh đó có thể là các logo, kết hợp màu sắc, hình ảnh minh họa hoặc đồ họa. Mood board của bạn sẽ phản ánh phong cách và các tính năng thiết kế bạn đang hướng tới trong tương lai gần.
5. Tham khảo các đối thủ trên thị trường
Đâu là nơi tốt nhất để bạn vay mượn các ý tưởng? Chính là các đối thủ của bạn. Tất cả các thông tin mà bạn cần, các ý tưởng mà bạn muốn thử nghiệm, những sai lầm làm mất lòng khách hàng đã có trên thị trường và kết quả của chúng cũng vậy. Trong khi theo dõi những doanh nghiệp khác, hãy suy nghĩ về điều gì khiến họ khác biệt với bạn và cách bạn có thể nhấn mạnh những khác biệt này trong cách thiết kế logo.
Tuy nhiên, bạn hãy chắc chắn để mình không đạo nhái đối thủ quá mức. Nếu tất cả các doanh nghiệp khác trong ngành của bạn đang đi theo một lối mòn giống nhau, có thể bạn nên chọn đi theo một hướng độc lập của riêng mình để tạo ra sự đặc trưng. Nếu mọi người khác đang đi theo tông sắc truyền thống, có thể một biểu tượng vui nhộn và hiện đại sẽ thu hút sự chú ý. Đây là bài học mà chúng ta rút ra được từ quảng cáo “Điện Máy Xanh”, một quảng cáo phá cách và tạo ra được đột phá trong ngành truyền thông.
6. Cách thiết kế logo của bạn
Bây giờ bạn đã có một ý tưởng rõ ràng về thương hiệu của mình và cảm nhận được nhiều cảm hứng, đã đến lúc bắt đầu chuyển hóa chúng thành một bản thiết kế hoàn chỉnh. Có rất nhiều yếu tố khác nhau tác động đến sản phẩm của bạn, từ màu sắc, hình dạng và typography (thiết kế chữ biểu trưng). Việc cô lập từng thành phần và những gì nó có thể làm cho logo của bạn sẽ giúp bạn thực hiện mọi thứ từng bước, thay vì bị choáng ngợp với toàn bộ các phân đoạn cùng một lúc.
Khi suy nghĩ về logo của bạn, điều đầu tiên bạn muốn làm là chọn đúng gu thẩm mỹ thiết kế cho thương hiệu của bạn. Không có một kiểu nào phù hợp với tất cả mọi người, nên hãy sáng tạo dựa trên các kiểu mẫu cơ bản sau:
- Cổ điển
Các logo bắt theo trend có lẽ rất thú vị, nhưng chúng có thể nhanh chóng bị lỗi thời. Một logo đi theo phong cách cổ điển sẽ mang lại cho bạn sự bền lâu và có thể giúp bạn tiếp cận nhiều đối tượng hơn. Tính thẩm mỹ này giữ cho nó đơn giản và không mạo hiểm vào các bảng màu, đồ họa hoặc phông chữ điên rồ. Phong cách cổ điển luôn là phong cách đáng tin cậy nhất
- Retro hoặc Vintage
Đây là hai phong cách thiết kế giúp khơi gợi lên quá khứ. Nó còn mang một thứ ngôn ngữ cổ hơn cả phong cách thiết kế logo cổ điển.
- Hiện đại và tối giản
Các thương hiệu thường chọn một phong cách sạch sẽ và tối giản để truyền đạt sự tươi mới và hiện đại của chúng. Phong cách này sử dụng rất nhiều khoảng trống, có ít chi tiết tới mức tối thiểu.
- Vui vẻ và kỳ quặc
Đây là lựa chọn phổ biến cho các thương hiệu có khách hàng là những đối tượng trẻ tuổi (hoặc thanh thiếu niên). Phong cách vui nhộn và kỳ quặc có xu hướng đầy màu sắc để nói lên sự dễ thương và thường sử dụng các biểu tượng hoặc hình minh họa để tạo ra cảm nhận tích cực từ người nhìn. Hãy tìm một linh vật kỳ quái hoặc một đóa họa ngọt ngào để cho thương hiệu tỏa sáng và thân thiện đối với các em thiếu nhi.
- Thủ công
Phong cách thiết kế logo thủ công có thể được kết hợp với phong cách tối giản để cho người xem một trải nghiệm thú vị của các nét viết rồng bay phượng múa nhưng đẹp đẽ.
7. Tìm đúng loại logo
Ngoài các phong cách tổng thể bên trên, có 7 loại logo chính mà bạn có thể chọn. Bạn có thể chọn một trong những phù hợp với tên công ty của bạn hoặc tổng thể thẩm mỹ tốt nhất, hoặc kết hợp chúng để tạo ra một cái gì đó độc đáo:
- Lettermarks
- Wordmarks
- Pictorial marks
- Abstract logo marks
- Mascots
- Combination mark
- Emblem
8. Để ý kỹ tới các lựa chọn màu sắc
Màu sắc có thể có rất nhiều ý nghĩa khác nhau. mỗi gam màu lại có những cảm xúc và ý tưởng nhất định gắn liền với chúng. Để tìm hiểu thêm về lý thuyết màu sắc, hãy đảm bảo xem hướng dẫn chi tiết này về tâm lý màu logo.
- Đỏ: Màu đỏ là gợi ra sự phấn khích, niềm đam mê và giận dữ. Đó là lựa chọn tuyệt vời nếu thương hiệu của bạn to, trẻ trung và muốn nổi bật.
- Cam: Màu cam ít được sử dụng hơn màu đỏ nhưng nó ám chỉ là năng lượng. Đây là một màu sắc sống động, tiếp thêm sinh lực và vui tươi cho logo.
- Màu vàng: Nếu bạn muốn logo trông dễ tiếp cận và thân thiện, màu vàng là lựa chọn đúng đắn. Nó cho ra một năng lượng vui vẻ, gợi lên ý nghĩa về giá cả phải chăng và sức sống trẻ trung.
- Xanh lục: Xanh lá cây cực kỳ linh hoạt và có thể hoạt động hiệu quả với bất kỳ thương hiệu nào. Nó đặc biệt hoàn hảo cho bất cứ ai muốn mang cảm hứng thiên nhiên vào logo của mình.
- Xanh da trời: Đây là một lựa chọn rất cổ điển và phổ biến. Nó yên tĩnh và mát mẻ và tượng trưng cho sự tin cậy và trưởng thành.
- Màu tím: Màu tím có thể là tấm vé của bạn đến với một du thuyền sang trọng quý phái. Màu tím cũng có thể gợi lên sự bí ẩn hoặc nữ tính.
- Màu hồng: Nếu bạn đang thiết kế logo cho một thương hiệu phục vụ phái nữ, không có gì hoàn hảo hơn màu hồng. Nhưng đó không phải là tất cả! Với các sắc thái như phấn hoa hồng, màu hồng lâu năm hoặc hồng tươi, màu này có thể làm cho logo của bạn trở nên chín chắn và mát mẻ, nhưng vẫn trông trẻ trung và nữ tính.
- Màu nâu: Nâu có thể nghe như một sự lựa chọn màu sắc kỳ lạ lúc đầu, nhưng nó kết hợp hoàn hảo cho các logo cổ điển mang tính chất gồ ghề và nam tính. Nó có thể cung cấp cho thương hiệu của bạn một cái nhìn thủ công, độc đáo và chững trạc.
- Đen: Nếu bạn đang tìm kiếm một kiểu dáng đẹp, hiện đại và sang trọng, màu đen sẽ là một lựa chọn tuyệt vời. Một logo màu đen và trắng tối giản là bất buộc nếu bạn muốn giữ nó đơn giản nhất có thể.
- Trắng: Bạn muốn logo của mình trông sạch sẽ, hiện đại và tối giản? Hãy sử dụng nhiều màu trắng trong logo của bạn. Là một màu trung tính, nó hoạt động kết hợp với tất cả các màu khác, nhưng thêm vào một cảm giác sạch sẽ, trẻ trung và kinh tế.
- Xám: Xám là màu tối thượng nếu bạn muốn đạt được một cái nhìn trưởng thành và nghiêm túc. Các màu bạc tối hơn trông huyền bí hơn, trong khi các sắc thái bạc sáng hơn thì dễ tiếp cận hơn.
9. Phối màu:
Tất nhiên bạn không cần phải gắn bó với một logo đơn sắc chỉ bằng một màu, nhưng bạn có thể kết hợp nhiều màu để kể một câu chuyện hoàn toàn khác trong bức tranh logo của mình. Để chọn màu sắc hoạt động tốt với nhau, hãy nhìn vào bánh xe màu.
Các màu bổ sung cho nhau sẽ nằm đối diện với nhau trên bánh xe màu. Chúng mang lại một kiểu phối màu rất năng động.
Các màu tương tự sẽ nằm gần nhau trên bánh xe. Nếu bạn muốn màu sắc logo của bạn được hài hòa, những màu này sẽ phối hợp với nhau rất tốt.
Các màu gốc để phối ra các màu còn lại sẽ nối thành một tam giác, bao gồm màu xanh – vàng – đỏ.
10. Chọn đúng kiểu chữ biểu trưng (Typography):
Sau đây là các Typography phổ biến:
- Serif fonts
- Sans serif fonts
- Script fonts
- Display fonts