Trong thiết kế ngày này, một số người dường như đã quên mất một số nguyên tắc cơ bản của thiết kế. Nếu bạn được học bài bản tại trường đại học (mỹ thuật hay kiến trúc) thì đó là môn bắt buộc phải học, giống như học bản cửu chương khi học toán. Đối với những người tự học, thì những cuốn sách với những nguyên lý giúp bạn bổ sung nền tảng kiến thức mỹ thuật của mình. Mặc dù vậy hầu hết những người thiết kế Web/Graphic, hiện nay thường quan tâm tới việc làm sao sử dụng photoshop tốt, hơn là nắm vững những nguyên lý cơ bản của thiết kế, trong khi đây là những điều thú vị tuyệt vời. Nghệ thuật nói chung đã đi tới giới hạn, tất cả chỉ là một vòng tròn. Hiện tại là xu hướng Bauhaus và Swiss Modernism (Cách gọi khác của Typography style), những phong cách đã sử dụng trong quá khứ.Những lý thuyết cơ bản của thiết kế không bao giờ thay đổi. Chúng là lớp keo kết nối các xu hướng, phong cách thiết kế và chúng ta phải HỌC THUỘC.
Contents
Cân bằng
Sắp xếp những đối tượng sao cho chúng cân bằng qua 1 trục chính giữa. Có 2 loại cân bằng. Là Cân Bằng Đối Xứng và Cân Bằng Bất Đối Xứng.
Tương phản
Là sự so sánh giữa các đối tượng có sự tương phản về: Mầu sắc (nóng – lạnh). Hình khối (to-nhỏ, méo-tròn, thẳng-zic zắc, đặc-rỗng), Chất liệu (nhẵn-xù xì…), Nhịp điệu (nhanh-chậm, ngắn-dài)
Nhấn mạnh
Là yếu tố nào tập trung người xem nhất. Nếu tất cả các yếu tố bằng nhau thì không có sự nhấn mạnh.
Điều hướng
Là sự sắp xếp các đối tượng một cách có chủ đích, nhằm hướng sự tập trung của người xem vào đối tượng cần nhấn mạnh.
Tỉ lệ
Là mối quan hệ vể kích thước giữa các đối tượng với nhau. Nguyên tắc này thường được sử dụng trong nghệ thuật sắp đặt. Hình dưới thể hiện Golden Ratio – Tỉ lệ vàng
Không gian
Là khoảng không gian của mỗi đối tượng gây ảnh hưởng. Điều này cũng phụ thuộc vào màu sắc, chất liệu. Màu sắc càng nổi thì sự ảnh hưởng không gian của nó càng rộng, đối tượng có chất liệu xù xì thì có ảnh hưởng về mặt không gian lớn hơn đối tượng nhẵn. Tương tự với khối đặc – rỗng, bẹt hay nổi…
Nhịp điệu và sự nhắc lại
Là sự sắp xếp lặp đi lặp lại một hoặc vài đối tượng một cách có nhịp điệu (giống như chơi nhạc, lúc nhanh, lúc chậm, lúc nhiều lúc ít) – Thường thấy trong các thiết kế sử dụng hoa văn họa tiết lặp đi lặp lại.
Đồng nhất
Là sử dụng các đối tượng cùng ý nghĩa để diễn tả một vấn đề nhằm nêu bật chủ đề cần nói tới trong thiết kế.
CÁC NGUYÊN TẮC CẦN TUÂN THỦ ĐỂ CÓ MẪU THIẾT KẾ LOGO HOÀN MỸ
Biểu tượng thương hiệu (logo) luôn là một phần quan trọng trong chiến lược xây dựng thương hiệu, truyền thông, marketing, bán sản phẩm dịch vụ … của mỗi doanh nghiệp. Biểu tượng ấy chính là sự cô đọng lại từ tính cách thương hiệu, văn hóa công ty, chiến lược kinh doanh … thế nên để có được một logo thể hiện được tất cả những yếu tố trên là điều không đơn giản.
1. Không dùng quá 3 màu
2. Xóa mọi thứ hoàn toàn không cần thiết.
3. Font chữ phải rõ ràng, người già cũng đọc được.
4. Logo dễ nhận diện được.
5. Tạo hình dáng và bố trí độc đáo.
6. Không quan tâm bố mẹ hay vợ bạn nghĩ gì về thiết kế đó.
7. Đảm bảo cho ít nhất 3 người xem tác phẩm.
8. Đừng kết hợp các chi tiết từ những logo phổ biến khác rồi nói rằng đó là tác phẩm nguyên gốc.
9. Không dùng clipart trong bất cứ trường hợp nào.
10. Logo trông vẫn đẹp với màu đen trắng.
11. Đảm bảo vẫn nhận ra logo khi nhìn ngược.
12. Đảm bảo vẫn nhận ra logo khi resize.
13. Nếu logo có cả biểu tượng và chữ, hãy đặt chúng sao cho chúng bổ sung lẫn nhau.
14. Tránh xu hướng thiết kế gần đây. Thay vào đó, hãy khiến cho nó sống mãi với thời gian.
15. Không dùng hiệu ứng đặc biệt (gradient, drop shadow, reflection, light burst…)
16. Đưa logo vào bố cục vuông nếu có thể, tránh bố cục khó hiểu.
17. Tránh chi tiết rườm rà
18. Cân nhắc địa điểm và cách logo được sử dụng.
19. Tạo cảm giác vững chắc và tự tin, tránh yếu đuối, buồn tẻ.
20. Nhận ra rằng bạn sẽ không thiết kế một logo hoàn hảo.
21. Dùng sharp line cho doanh nghiệp cần sự vững chãi, smooth line cho doanh nghiệp cần nhẹ nhàng uyển chuyển.
22. Logo cần có một vài liên hệ tới cái nó tượng trưng.
23. Một bức tranh không phải là logo.
24. Làm khách hàng ngạc nhiên với bài thuyết trình.
25. Không dùng nhiều hơn 2 loại font.
26. Các chi tiết trên logo cần thẳng hàng. Trái, trung tâm, phải, trên, dưới.
27. Logo nhìn phải thành khối, không có chi tiết bị cô lập.
28. Biết khán giả là ai trước khi thiết kế.
29. Quan tâm đến tính năng chứ không phải đổi mới.
30. Nếu nhãn hiệu dễ nhớ, nên cho nhãn hiệu vào logo.
31. Phải nhận ra logo khi nhìn trong gương.
32. Thậm chí một công ty lớn cũng cần những logo nhỏ.
33. Ai cũng phải thích logo chứ không chỉ chủ nhân của nó.
34. Thiết kế những phiên bản khác. Càng nhiều, càng đúng cái bạn cần.
35. Logo trông nhất quán trên những chất liệu khác nhau.
36. Dễ miêu tả.
37. Không dùng tagline trên logo.
38. Phác họa ý tưởng với giấy và bút trước khi làm trên máy tính
39. Thiết kế đơn giản
40. Không dùng biểu tượng swoosh hay globe.
41. Logo không nên làm rối trí khán giả.
42. Phản ánh trung thực hình ảnh công ty.
43. Cần phải nhìn cân bằng.
44. Tránh màu sáng, màu mới và tối, màu mờ nhạt.
45. Không vi phạm các quy tắc trên.
Bài xem thêm: