Contents
Mách bạn giải pháp làm đẹp thiết kế logo thương hiệu khi chọn nhầm đơn vị thiết kế logo giá rẻ
Nghe có vẻ rất đơn giản, nhưng câu trả lời đó cũng có nhiều phần sự thật. Những nhà thiết kế giỏi nhất luôn nhận biết được những lỗi phổ biến nhất có thể xảy ra khi thiết kế một chiếc logo – bởi họ đã từng phạm phải sai lầm ở một thời điểm nào đó trong sự nghiệp của họ – và giờ họ có thể biết được những thứ không phù hợp trước khi tạo ra bất kỳ chiếc logo nào. Những lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn tránh giẫm phải những nước đi sai lầm trong thiết kế logo. Chúng tôi đã tổng hợp những lỗi thường gặp nhất trong việc thiết kế logo. Và nếu bạn cảm thấy nhột khi đọc bài viết này, thì cũng đừng lo lắng quá, vì chúng tôi cũng chỉ ra cách để khắc phục!
1. Lỗi thời lạc hậu
Một vấn đề khá phổ biến với những thiết kế logo xấu đó chính là chúng dùng những kỹ thuật, hiệu ứng và hình ảnh lỗi thời. Những chiếc logo bên trên trông như được thiết kế từ hàng triệu năm trước vậy – và không phải theo nghĩa tích cực đâu nhé. Vào những năm 1980 và 90, những hiệu ứng đa dạng kiểu cũ, độ dốc 3D, clip art và một số phông chữ được sử dụng quá mức, điều này khiến cho những logo này trông đặc biệt lỗi thời.
Giải pháp giải quyết
Nếu như bạn đang phải đối mặt với một chiếc logo lỗi mốt, cách duy nhất để có thể cải thiện nó chính là thiết kế lại để biến nó thành sản phẩm của thế kỷ 21. Những thiết kế mang hơi hướm retro đang là xu thế. Nhưng nếu bạn muốn môt chiếc logo với phong cách retro, hãy làm có chủ đích và chỉ sử dụng những nhân tố vintage đang “hot” trở lại, như kiểu vẽ tay trong chiếc logo Spruce dưới đây.
2. Quá chi tiết
Logo chi tiết quá không phải là xấu, chỉ là bản thân nó không quá “scalable”. Nếu những chiếc logo chi tiết này được sử dụng cho những chiếc biển quảng cáo lớn, tranh tường hay bọc xe, trông chúng sẽ rất tuyệt. Nếu đó là những nơi duy nhất mà chiếc logo chi tiết được sử dụng, thì nó vẫn khá ổn, những hãy nghĩ đến việc những chiếc logo này xuất hiện ở những bề mặt nhỏ và khó nhìn rõ.
Một vấn đề lớn với những chiếc logo quá chi tiết, đó chính là trông chúng rất dở khi xuất hiện trên mà hình điện thoại hay ở một số mặt hàng như bút máy, hay card visit.
Những chiếc logo trên trông khá đẹp và được thiết kế tỉ mẩn, nhưng những hình ảnh đó quả là lãng phí khi được đặt trên quy mô nhỏ như vậy, và đó là còn chưa nói đến việc thỉnh thoảng diện tích nhỏ hẹp khiến logo khó đọc hoặc không phân biệt được.
Giải pháp
Nếu bạn không muốn từ bỏ những chiếc logo chi tiết mình dày công thiết kế, thì bạn không cần phải làm vậy. Một sự thay thế hoàn toàn khả thi là logo kiểu “ứng biến” – thiết kế logo biến thể cho kích thước nhỏ hơn. Nói cách khác, bạn vẫn hoàn toàn có thể sử dụng logo chi tiết cho các vị trí lớn và tạo một cái khác cho các vị trí nhỏ. Hãy xem cách giải thích cho chiến lược này một cách đầy đủ trong hướng dẫn thiết kế logo ứng biến.
Lấy logo của Bluffton Inn bên dưới làm ví dụ. Kiến trúc cổ điển của tòa nhà của họ là một điểm cộng tuyệt vời, và sử dụng những nét phác thảo chi tiết rất hợp để tạo ra sự mộc mạc. Nhưng khi họ cần in logo của mình lên các không gian nhỏ, họ sử dụng các phiên bản được thiết kế đặc biệt nhưng trông vẫn đẹp như cũ.
3. Hình ảnh không liên quan
Một cách nói khác cho những chiếc logo như thế này là “logo đẹp, nhưng rất không phù hợp”. Nói chính xác hơn, chúng không hề xấu, chỉ xấu khi đi cùng với thương hiệu mà nó đại diện. Ba logo ở trên trông rất tuyệt, nhưng chúng không mô tả chính xác thương hiệu, chúng trông giống như được tạo ra cho các công ty ở các ngành công nghiệp khác.
Điều quan trọng trước tiên là logo của bạn nên đại diện cho thương hiệu của bạn. Bạn có thể sử dụng tất cả các nguyên tắc thiết kế chuyên nghiệp, nhưng nếu bạn không thiết kế một thứ gì đó mang lại cảm giác nó thuộc về công ty bạn, thì nó sẽ không hề có tác dụng trong việc nhận diện thương hiệu hoặc xây dựng lòng trung thành của khách hàng.
Giải pháp
Hãy trung thành với hình ảnh có sự gắn kết trực tiếp với công ty của bạn, phản ánh tên công ty của bạn, hoặc lĩnh vực công ty bạn đang làm. Bí quyết chỉ đơn thuần là sự sáng tạo. Bạn vẫn có thể sử dụng hình ảnh quen thuộc và mang tính biểu tượng mà không cần tạo logo quá đột phá.
Eaglehead Woodcraft đáng lẽ đã đi theo một vài hướng khác nhau với hình ảnh logo của họ: nghề mộc, đồ nội thất, thậm chí là cả đại bàng. Nhưng họ đã khéo léo chọn một cây gỗ – liên quan trực tiếp đến ngành chế biến gỗ, nhưng kích thích tư duy và tình cảm hơn một chút so với hình ảnh thực tế của nghề mộc.
4. Mơ mơ hồ hồ
Chuyện quan trọng cần nhắc lại vài lần: nếu như chiếc logo của bạn trông khá ổn nhưng lại chẳng nói lên điều gì về thương hiệu mà nó đại diện, thì nó vẫn là một thiết kế tồi. Một trong những mục đích của logo là nó định nghĩa bạn là ai, bạn làm gì, mặc dù đó là lần đầu tiên ai đó nhìn thấy chiếc logo của bạn. Điều đó không hề dễ dàng, nhưng có một vài chiếc logo xấu diển hình chẳng đưa ra được tí thông tin nào cả, với tên công ty mập mờ và những hình ảnh vô thưởng vô phạt.
Những chiếc logo trên đều có thể trở nên hoàn hảo, nếu chúng có thêm chút mô tả để có thể làm sáng tỏ những công ty mà chúng đại diện.
Cách chữa cháy
Đôi khi giải pháp hữu hiệu nhất chính là giải pháp rõ ràng nhất: trong trường hợp này, hãy thêm một mô tả! Bạn không cần phải thêm hẳn một bài diễn văn, bởi vì đối với logo thì càng ít chữ càng tốt, nhưng bạn vẫn có thể thêm một vài chữ để giải thích bạn có thể cung cấp gì cho khách hàng, hay ít nhất là tên của bạn.
Logo của Phoenix Internal Medicine rất đơn giản và đẹp mắt, đại diện cho tên thương hiệu một cách nghệ thuật trong khi sử dụng các xu hướng logo hiện đại như chủ nghĩa tối giản và sử dụng màu xanh dương. Nhưng nếu như không có phần mô tả, nó có thể bị hiểu sai một cách nhanh chóng, những đôi cánh đó có thể là các tòa nhà cho một công ty kiến trúc hoặc thậm chí là các phím đàn piano.
5. Chủ đề mâu thuẫn
Logo có thể giúp thiết lập tâm trạng cho thương hiệu của bạn. Nếu bạn là một thương hiệu nghiêm túc cho những người nghiêm túc, bạn có thể sử dụng các hình dạng góc cạnh và ít màu sắc để trông chuyên nghiệp hơn. Nếu bạn là một công ty công nghệ phấn đấu để trở thành tương lai, bạn có thể sử dụng hình ảnh như mạch dây hoặc lưới điện để truyền đạt điều đó.
Vấn đề là khi các chủ đề không khớp và bạn xây dựng cảm giác sai cho thương hiệu của mình. Một người đàn ông trông đáng sợ trong mặt nạ phòng độc là linh vật tốt nhất cho phòng tập thể dục 420 thân thiện? Có vẻ như họ muốn tránh xa những ý nghĩa từ việc hít phải khói thuốc.
Tương tự như vậy, một đứa trẻ tức giận có thể là linh vật theo nghĩa đen đối với một nhóm giúp đỡ trẻ em hay nóng giận, nhưng nó vô tình có cảm giác là hung dữ. Một hình ảnh chào đón hơn cho những người mới đến có thể là kết quả cuối cùng: một đứa trẻ hạnh phúc có thể kiểm soát cơn giận của mình, để khuyến khích cha mẹ và những đứa trẻ bình tĩnh gặp khó khăn.
Giải pháp
Cả hình ảnh và phong cách nghệ thuật trong thiết kế logo đều phải phán ánh mục tiêu của thương hiệu. Sử dụng các biểu tượng được công nhận trên toàn cầu và các chủ đề ưa thích của khách hàng là một cách để có thể tạo hiệu ứng giao tiếp hiệu quả.
Lấy logo Amazing Outdoor Adventures bên dưới này làm ví dụ, rõ ràng nó được thiết kế cho những người yêu thiên nhiên (và được thực hiện bởi những người yêu thiên nhiên). Bóng đổ lúc hoàng hôn/bình minh là phong cách nghệ thuật hoàn hảo; những người yêu thiên nhiên trở nên xúc động mỗi khi mặt trời biến mất hoặc xuất hiện trở lại! Logo cũng làm nổi bật việc bơi lội, chèo thuyền và ngắm động vật, và làm lan tỏa rộng hơn thông điệp với các biểu tượng bổ sung: một mũi tên, mái chèo và la bàn.
6. Logo phổ thông
Một chiếc logo “xịn xò” nhất khi chúng đáng nhớ, trong khi các logo phổ thông hoặc duy trì các xu hướng và phong cách giống như những cái khác, lại có tác dụng ngược lại. Nếu bạn cư làm những thứ mà tất cả mọi người đang làm, rất có thể khách hàng sẽ nhầm lẫn thương hiệu của bạn với thương hiệu khác.
Tư duy đằng sau các logo phổ thông có vẻ khá logic và hợp lý – bê nguyên xi những chiếc logo mà mọi người đã thích vào logo của mình. Nhưng sau một vài tháng hoặc vài năm, thị trường sẽ tràn ngập những logo na ná nhau, và những logo đã từng là độc nhất vô nhị trở thành nhạt nhòa.
Có một kiểu thiết kế bạn cần đặc biệt thận trọng mà tránh né, kiểu “V-man”, một hình người mơ hồ, trước đây nó là một cách sáng tạo để đại diện cho “tất cả đàn ông” và “tất cả phụ nữ”, nhưng cuối cùng nó trở nên bị lạm dụng thái quá. Tương tự, sử dụng clip-art về răng cho logo nha sĩ hoặc clip-art về các ngôi nhà cho các doanh nghiệp bất động sản có lẽ là lựa chọn phổ biến nhất trần đời.
Giải pháp
Cách tốt nhất để tránh sử dụng lại các logo chung là hãy để mắt thật kỹ đến những gì mọi người đang làm. Bạn cũng nên kiểm tra hướng dẫn của chúng tôi về logo chung để biết xu hướng nào được sử dụng nhiều nhất và cần tránh.
Như chúng tôi đã đề cập ở trên, logo phổ thông thường có một khởi đầu tốt đẹp, vì vậy bạn có thể không muốn từ bỏ tất cả các xu hướng. Chỉ cần chắc chắn gắn thêm một cái gì đó nổi bật.
Ví dụ, Headstash sử dụng hình ảnh núi và font chữ cổ như nhiều doanh nghiệp khác, nhưng họ thêm các yếu tố để tạo sự khác biệt. Bố cục, phong cách minh họa được sử dụng cho ngọn núi và sự kết hợp của khung và trang trí của chữ đều tạo ra một cái nhìn độc đáo cho logo này.
Nhưng trước khi bạn lo lắng rằng chiếc logo này quá chi tiết, Headstash đã sử dụng chiến lược mà chúng tôi đề xuất trong phần đầu tiên: sử dụng các logo biến thể ở các vị trí khác nhau.
7. Gây khó hiểu
Giống như các logo có hình ảnh không liên quan hoặc các chủ đề gây mâu thuẫn, các logo có vẻ đẹp về mặt thẩm mỹ vẫn có thể không tạo được dấu ấn với hình ảnh khó hiểu và không tạo ra cảm giác kết nối. Đây là một vấn đề phổ biến trong bất kỳ nỗ lực nghệ thuật nào; những gì xuất hiện trong đầu của người sáng tạo không phải lúc nào cũng được bắt sóng bởi người xem.
Hãy nhìn vào chiếc logo On The Heavy Side này. Bạn có biết họ làm gì không? Hình ảnh nổi bật nhất là thiết bị cắm trại, nhưng tại sao linh vật lại cầm gậy đánh golf và vợt tennis? Và ở phần mô tả, thì câu nói “đừng để kích thước kìm hãm bạn” tạo ra nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời.
Giải pháp
Hãy chọn sự rõ ràng, sáng tỏ. Bạn có thể sử dụng bất kỳ chiến lược nào chúng tôi khuyên ở trên, chẳng hạn như các biểu tượng quen thuộc, hình ảnh dễ nhận dạng và mô tả ngắn. Trước khi hoàn thiện một thiết kế, hãy ngắm lại nó ở một góc độ hoàn toàn khác. Những người sáng tạo có xu hướng bỏ lỡ những cái cây khi muốn tạo ra khu rừng, vì vậy góc nhìn của người thứ ba có thể tiết lộ những thứ trông vậy nhưng không phải vậy.
Tactical Wealth Management kết hợp hình ảnh mang tính biểu tượng với một mô tả đơn giản để nói với người xem mọi thứ họ cần biết về thương hiệu. Một khi những điều cơ bản được thiết lập, nhà thiết kế có thể tự do thực hiện một số quyền tự do sáng tạo với các lĩnh vực như màu sắc, kiểu chữ hoặc đồ họa.
8. Chỉ đơn giản là xấu xí
Đôi khi, không có vần điệu hay lý do tại sao một logo không phù hợp, chỉ đơn giản là trông nó quá xấu xí. Dù thương hiệu lớn hay nhỏ đều phải chào thua trước những chiếc logo xấu xí. Ngay cả London, một trong những thành phố giàu nhất thế giới, logo Olympics của họ bị hầu hết tất cả mọi người chỉ trích, dán nhãn xấu xí và không liên quan.
Một nhận định tương tự cũng có thể dành cho Mans Cave. Tạm thời bạn hãy quên đi hình ảnh người đàn ông đứng trong một cái hang động có màu hồng, bạn vẫn có một người tối cổ hạnh phúc đáng sợ cầm một lá cờ lỗi thời trong chiếc logo không giải thích Hang Mans là gì. Half Badger cũng vậy, với một sinh vật kỳ quặc giống như con lửng không gây ra tí hứng thú nào cho người xem.
Giải pháp
Không giống như các lỗi thiết kế logo xấu phổ biến khác, không có giải pháp triệt để cho lỗi lầm này. Cách duy nhất để tránh tạo ra các logo xấu xí là nắm tường tận các nguyên tắc thiết kế đồ họa để tạo ra các logo bắt mắt.
Nếu bạn muốn tự học thiết kế đồ họa, bạn luôn có thể tìm ra những cách thực hành tốt nhất với bài viết của chúng tôi về “cách làm thế nào để thiết kế logo”. Nhưng nếu bạn muốn đảm bảo rằng logo của bạn sử dụng các nguyên tắc thiết kế đồ họa hiệu quả nhất, thì lựa chọn tốt nhất chính là thuê một người đã thuộc nằm lòng những nguyên tắc này.
Làm việc với một nhà thiết kế logo chuyên nghiệp có thể tạo ra nhiều sự khác biệt. Họ biết các kỹ thuật thiết kế tốt nhất cũng như khi nào nên sử dụng chúng. Bạn không chỉ trả tiền cho kỹ năng nghệ thuật của họ, mà còn cho sự chuyên nghiệp và ý thức kinh doanh của họ. Chỉ cần nhìn vào những gì Purpleri nghĩ ra cho một khách hàng muốn “một con mèo Xiêm được kết hợp vào logo bằng cách nào đó, và bất cứ thứ gì khiến chiếc logo trở nên nổi bật và trông sang chảnh.”
Làm mới biểu trưng luôn là một cách tuyệt vời để thu hút sự chú ý của mọi người đến thương hiệu, dù rằng không phải lúc nào cũng là loại chú ý mà bạn mong muốn. Nó cũng có thể làm những khách hàng trung thành đã thoải mái với thiết kế cũ cảm thấy tức giận và rời bỏ thương hiệu để đến với thương hiệu khác đã và đang bảo lưu các giá trị mà họ mong muốn như xưa.
1. Thay đổi bảng màu
Màu sắc và lý thuyết màu sắc đóng vai trò quan trọng trong một thiết kế tốt; mỗi màu có ý nghĩa riêng và bảng màu được chọn tốt có thể vừa truyền tải tâm ý thương hiệu vừa bày tỏ trực tiếp điều đó với thị trường cốt lõi. Và khi một thương hiệu được nhận biết rộng rãi, màu sắc có thể là kênh giao tiếp tốt nhất mà bạn cần. Tuy nhiên, qua thời gian, bảng màu hoặc các màu trọng tâm đang dùng có thể không còn phản ánh chính xác giá trị thương hiệu và việc thay đổi trong bảng màu trở thành một lựa chọn khả thi.
McDonald là thương hiệu nổi tiếng gần đây nhất thực hiện điều này thành công. Công ty nổi tiếng với đồ ăn vặt này muốn tái định vị bản thân thành công ty có ý thức tốt hơn về sức khỏe và sinh thái. Công ty vẫn giữ nguyên chữ M dạng vòm truyền thống với màu sắc cơ bản được lấy từ những thương hiệu cũ. Trong khi đó, ở chuỗi cửa hàng ở châu Âu, công ty đã thay thế nền đỏ sống động bằng một màu xanh lá cây tinh tế hơn.
2. Loại bỏ văn bản
Có một nhận diện thương hiệu có thể được nhận ra ngay lập tức là một giấc mơ của mọi bộ phận tiếp thị, nhưng nó cũng là một trách nhiệm hết sức nặng nề đối với các nhà thiết kế và bản thân công ty. Khi biểu trưng của bạn được thiết kế tốt, việc thay đổi nó có thể sẽ dẫn tới những hệ quả tệ hại không thể tưởng tượng được. Lúc này, bạn cần biết cách sử dụng tính dễ nhận biết để làm lợi thế cho mình bằng cách loại bỏ hoàn toàn văn bản để tập trung hoàn toàn vào phần hình ảnh của biểu trưng.
Đây là một hành động đòi hỏi sự tự tin cao độ và phụ thuộc hoàn toàn vào ảnh hường mà biểu trưng tạo ra được trước khi nó trở nên vô cùng nổi tiếng. Khi thương hiệu có thể thoát khỏi vòng lặp này, công ty của bạn sẽ thắng lớn về mặt quảng bá, với dấu ấn về sự phản ứng nhanh trong khi làm giảm cảm giác về tương tác tập thể và tăng cảm giác về tương tác cá nhân. Và gần đây nhất, Pentagram đã giúp Mastercard loại bỏ văn bản để đơn giản hóa biểu trưng thành một cặp vòng tròn được xếp chồng lên nhau. Hành động này khiến Mastercard trở nên ngang hàng với các thương hiệu có biểu trưng không chữ khác như Apple, Starbucks và Nike.
3. Chuyển đổi phông chữ
Trong khi các quy tắc cơ bản của thiết kế không bao giờ thay đổi thì khẩu vị cùng thói quen tiêu dùng luôn chuyển động không ngừng và để đáp ứng nhu cầu này, kiểu chữ trở thành yếu tố cần được thay đổi thường xuyên. Trên thực tế, có một sự thay phiên đều đặn giữa serifs và sans serifs trong xu hướng thiết kế toàn cầu. Ví dụ cách đây vài năm, việc sử dụng phông chữ serif làm cho thương hiệu có vẻ có thẩm quyền và đáng kính. Tuy nhiên, những dòng chữ đó ở hiện tại trông thật ngột ngạt và lạc lõng.
Mọi nhà thiết kế biểu trưng đều phải đối mặt với thực tế là dù sớm hay muộn thì phông chữ tuyệt vời mà họ chọn cho phần văn bản sẽ bị lỗi thời một cách khủng khiếp. Và trong khi chờ xu hướng thị trường quay trở lại trong vài năm nữa, họ sẽ cần thay đổi biểu trưng ngay bây giờ. Hiểu điều này, vào năm 2015, Google đã cho thay biểu trưng dùng phông serif đã lỗi thời bằng một thiết kế thân thiện hơn với phông chữ Product Sans của riêng mình, trong khi vẫn giữ nguyên cách phối màu và độ nghiêng vui tươi của chữ ‘e’ cuối cùng, từ đó tạo ra vẻ tươi mới, hiện đại cho một thương hiệu Internet lâu năm.
4. Tái sử dụng thiết kế cũ
Bất kỳ thương hiệu nào sau một thời gian hoạt động sẽ tích lũy một loạt mẫu thiết kế biểu trưng không sử dụng và trong nhiều trường hợp công ty sẽ phải trả tiền để xem liệu trong số những biểu trưng được lưu trữ này có thứ gì đáng để chú ý và có thể sử dụng lại trong các dự án tương lai hay không. Một biêu trưng được thiết kế vào những năm 1960 đã bị “nghỉ hưu “ sau 20 hoặc 30 năm hoạt động có thể trông rất tươi mới, thú vị và hữu ích một lần nữa khi nó được làm sạch và tinh chỉnh bằng các công nghệ hiện nay
Và với một biểu trưng xưa cũ được tái sử dụng, bạn còn có thể nhận được thêm phần thưởng là cảm tình của những người tiêu dùng lớn tuổi với xu hướng hoài cổ: Mọi người trở nên hào hứng khi thương hiệu gắn liền với sở thích thời thơ ấu của họ trở lại, như đã thấy vào năm 2016 khi North mang dòng chữ Co-op cách điệu thành cỏ bốn lá đã rất thành công vào những năm 1960 làm biểu trưng trong giai đoạn sắp tới cho chuỗi cửa hàng bán lẻ Co-operative tại Anh.
5. Đơn giản hóa logo
Một điều khác có thể xảy ra với một thiết kế biểu trưng đã tồn tại nhiều năm là mọi người không thể cưỡng lại việc tinh chỉnh nó liên tục. Một chút bóng đổ ở đây, một chút ánh sáng ở kia, một số chi tiết bổ xung theo xu hướng,… và kết quả cuối cùng của tất cả những điều chỉnh nhỏ này có thể là một thảm họa mỹ thuật khi biểu trưng giống như một bãi chiến trường của các trường phái thiết kế.
Ngay cả khi biểu trưng không được chăm sóc trong nhiều năm, nó cũng có thể không còn phù hợp với nhu cầu và mục đích hiện tại. Ngày nay, để thiết kế một biểu trưng mới, nhóm thiết kế cần phải làm việc chăm chỉ hơn rất nhiều. Họ cần có cái nhìn toàn cảnh về mọi thứ, từ các biểu ngữ lớn, hình ảnh đại diện trên mạng xã hội, cho đến biểu tượng của các ứng dụng di động. Còn các biểu trưng cũ thì không nhất thiết phải chỉnh sửa để đáp ứng nhu cầu mở rộng mức độ nhận biết của khách hàng ở như trên.
Khi bạn cần giải quyết một trong hai trường hợp trên, cách thông thường duy nhất là quay trở lại với các yếu tố cơ bản và chỉ giữ lại cũng như bổ sung các yếu tố cần thiết từ thương hiệu, như trong thiết kế gần đây của Dan Lawrence cho Grolsch. Khi đã xác định rằng tính độc đáo và câu chuyện thương hiệu đã bị mất qua nhiều lần thiết kế lại, ông đã loại bỏ mọi thứ xuất phát từ thương hiệu mà không phục vụ mục đích nào, thậm chí tái tạo biểu trưng theo kiểu đơn giản hóa. Và kết quả mà chúng ta có là một biểu trưng tối giản, đa dụng, mạnh mẽ và tràn trề sinh lực trong khi vẫn đủ có thể nhận ra thương hiệu Grolsch.
Bài viết xem thêm:
– Những điều cần biết nếu bạn cần thiết kế logo thương hiệu
– Thiết kế logo các trang thương mại điện tử tại việt nam
– Thiết kế logo thương hiệu Việt nam phát triển cùng Hiệp định CPTPP
– Mẫu thiết kế logo với hình ảnh con lợn làm chủ đạo
– Kinh nghiệm chọn nhà thiết kế logo chuyên nghiệp
– Thiết kế logo ngay và luôn khi có ý định kinh doanh
– Giá thành Đắt – Rẻ trong dịch vụ thiết kế logo
– Xu hướng thiết kế logo năm 2019
– Thư viện 1000+ mẫu logo thiết kế miễn phí
– 10 yếu tố sai lầm về thiết kế logo và thương hiệu
– Tối giản trong thiết kế logo thương hiệu
– 8 chữ “không” trong dịch vụ thiết kế logo