Contents
Logo là gì?
Logo được dùng để nhận diện một công ty hay sản phẩm. Nó có ảnh hưởng to lớn đến công chúng trong việc thể hiện đẳng cấp cũng như chất lượng công ty mà nó đại diện. Vì mọi loại hình kinh doanh đều cần có logo, cộng đồng thiết kế logo luôn có việc để làm.
Nó có thể trông dễ dàng đối với một số người, nhưng nếu bạn bước chân vào thế giới của những nhà thiết kế logo, bạn sẽ nhận ra rằng thiết kế logo không hề đơn giản như bạn tưởng. Có rất nhiều thứ họ cần phải chú ý để cho ra đời một thiết kế logo đẹp và hiệu quả.
Nhiều người nghĩ thiết kế logo cũng dễ dàng thôi vì nó nhỏ xíu, chẳng rắc rối gì. Nhưng họ không biết rằng để có được một logo như thế thì designers phải bỏ ra rất nhiều suy nghĩ và sáng tạo.
Nó không chỉ đơn thuần là sự kết hợp của những đường kẻ và màu sắc. Phải tốn nhiều chất xám và tài năng để tạo ra một logo hiệu quả và phù hợp.
Những graphic designers hàng đầu sáng tạo ra các logo theo một quy trình thiết kế, đó chính là bí mật thành công trong ngành này.
Mách bạn 20 cách để tự thiết kế một logo giá rẻ khi không phải là nhà thiết kế
1. Truyền tải yêu cầu của khách hàng.
Bạn phải biết khách hàng của bạn muốn gì. Có thể họ sẽ muốn màu sắc hoặc một font chữ đặc biệt nào đó. Vì vậy, bạn phải phải nắm tất cả những thông tin cần thiết khi trao đổi với họ để có thể thiết kế một logo phù hợp với yêu cầu. Khách hàng là thượng đế mà!
2. Thấu hiểu khách hàng.
Thấu hiểu khách hàng là một bước rất quan trọng trước khi bắt đầu dự án. Trong giai đoạn đầu tiên này, bạn phải nói chuyện với khách hàng hoặc đưa họ một bảng câu hỏi để biết được yêu cầu của dự án. Bạn không thể thiết kế mà không biết khách hàng thực sự muốn gì. Để khiến công việc dễ dàng hơn, bạn có thể chuẩn bị một thiết kế phác thảo đưa cho khách hàng để họ bổ sung những điểm cần thiết. Nhưng bạn vẫn có thể bàn bạc với họ lại sau khi họ bổ sung xong. Đối với khách hàng nước ngoài, bạn có thể thực hiện điều này qua email nhưng đối với khách hàng gần khu vực của bạn, tốt nhất là nên nói chuyện trực tiếp với họ.
3. Nghiên cứu công ty.
Bạn cần phải biết về công ty mà mình đang làm để thiết kế một logo hiệu quả. Hãy nghiên cứu lịch sử, đối thủ, dịch vụ, khách hàng mục tiêu và nhiều thứ khác của công ty. Khi bạn làm điều này, tự nhiên trong đầu bạn đã hình thành nên hình ảnh logo. Nó rất quan trọng để bạn có thể thiết kế một logo phù hợp. Bạn không thể thiết kế một logo trông quá trẻ con cho một công ty luật được, cũng như bạn sẽ chẳng dụ được đứa con nít nào nếu bạn thiết kế một logo quá nghiêm túc cho công ty đồ chơi. Có những thứ phải mặc định sẵn trong đầu bạn khi thiết kế một logo.
4. Tìm cảm hứng trong thiết kế.
Có thể bạn sẽ nghĩ bước này cũng giống như bước thứ hai nhưng không phải đâu nhé. Nghiên cứu hình ảnh cho logo thiên về tìm kiếm thiết kế, hình ảnh, phong cách và tiếp cận với các logo đã có rồi. Hãy tìm hiểu các công ty khác trong cùng lĩnh vực với công ty của bạn đang sử dụng logo như thế nào, nếu họ muốn logo của họ trông giống một logo nào đó, hãy nghiên cứu logo đó luôn. Tìm kiếm một số kỹ thuật bạn có thể sử dụng trong thiết kế của mình và đánh giá mỗi logo bạn tìm được xem nó có yếu tố nào có thể áp dụng cho dự án của bạn hay không.
5. Cân nhắc thiết kế.
Với những thông tin thu thập được từ ba bước trên, giờ đây bạn đã có thể nghĩ đến phong cách đồ họa, màu sắc, hình ảnh cần thiết và cách bạn có thể thiết kế một logo độc đáo mang ý nghĩa sâu sắc. Các logo chứa ý nghĩa sâu xa rất hiệu quả và thậm chí còn làm công chúng ấn tượng hơn sau khi họ biết được ý nghĩa ẩn chứa sau logo. Logo được thiết kế theo dạng này thì hiệu quả hơn nhiều vì chúng tạo được ảnh hưởng cũng như uy tín lớn hơn.
6. Phác thảo và sáng tạo.
Hãy bắt đầu sự sáng tạo của bạn bằng một tờ giấy trắng để phác thảo. Hầu hết designers đều phác thảo bản vẽ trước khi thực hiện chúng trên máy tính. Bạn có thể vẽ phác thảo ở bất cứ đâu bạn muốn, cứ để đôi tay và khối óc của bạn làm việc. Hãy vẽ nhiều phác thảo sau đó chọn ra cái tốt nhất. Bắt đầu bằng việc phác thảo luôn hiệu quả vì nó cho phép chúng ta sáng tạo nhiều hơn.
7. Giải lao và cảm nhận.
Đừng mải đắm chìm vào công việc, bạn sẽ rất dễ bị cạn kiệt ý tưởng. Hãy nghỉ giải lao để đầu óc bạn thư giãn, có khi bạn lại nảy ra ý tưởng trong lúc thư giãn đó nha. Nhiều ý tưởng sẽ phát triển trong đầu bạn và khiến cho thiết kế của bạn tốt hơn. Sau khi thư giãn, bạn sẽ nhận thấy mình như được làm mới và hào hứng làm việc hơn. Trong lúc nghỉ ngơi, bạn cũng có thể hỏi ý kiến của người khác để áp dụng cho thiết kế của mình. Họ có thể giúp bạn có thêm rất nhiều ý tưởng.
8. Chọn cách làm việc.
Bạn có thể làm theo như hợp đồng hoặc theo yêu cầu khách hàng mà không đưa ra ý tưởng hay lời khuyên nào cho họ (biểu gì làm nấy); hay bạn có thể làm việc như một doanh nhân và xây dựng mối quan hệ với khách hàng, cho họ ý tưởng để thiết kế logo. Điều này tùy thuộc vào cách bạn ứng xử với khách hàng. Chỉ cần chắc chắn một điều rằng cho dù bạn chọn cách nào đi chăng nữa thì bạn cũng sẽ xử lý nó cho thật tốt.
9. Có vẻ ngoài thu hút thị giác.
Khi nhìn vào thiết kế của bạn, khán giả phải thấy thu hút. Cho dù nó có đơn giản đến mấy đi chăng nữa thì logo cũng phải bắt mắt người ta. Con người có ký ức thị giác tốt, nếu như thiết kế của bạn không gây ấn tượng, có thể họ sẽ chẳng nhớ gì đâu. Bạn nhìn vào logo KFC phía trên mà xem, vẻ ngoài bắt mắt của bức mạn họa khiến nó độc đáo và rất thu hút.
10. Độc nhất.
Chẳng công ty nào muốn logo của họ trông giống logo công ty khác cả. Mục đích của logo là để nhận diện công ty, cho nên tính duy nhất rất quan trọng. Bạn sẽ chẳng giúp một công ty tạo dựng thương hiệu và danh tính nếu như bạn bắt chước logo của người khác. Có thể họ sẽ đưa ra một số mẫu logo có sẵn của các công ty khác và muốn logo của mình trông giống như vậy, nhưng không có nghĩa là bạn thiết kế nó y chang hay tương tự như vậy. Hãy tạo sự riêng biệt bạn nhé!
11. Có thông điệp phù hợp.
Khi thiết kế logo, hãy đảm bảo rằng nó sẽ phù hợp với công ty. Đừng thiết kế một logo trông quá trẻ con cho một đài truyền hình. Phải chắc chắn rằng cho dù sản phẩm hay dịch vụ không được đề cập tới trong logo thì nó cũng phải phù hợp với công ty đó. Nhưng lưu ý là bạn không cần phải đặt một vài biểu tượng nào đó vào logo để phù hợp. Một thương hiệu máy tính không cần phải có máy tính trong logo, một công ty thực phẩm không nhất thiết phải có đồ ăn và một công ty điện tử điện lạnh không cần phải có TV hay tủ lạnh trong logo của họ. Bạn chỉ cần sáng tạo. Logo của Microsoft là một ví dụ tốt cho sự phù hợp.
12. Có thiết kế tối giản.
Khi nhìn vào các logo nổi tiếng, chúng ta có thể thấy rằng chúng không quá nhiều chi tiết và có ngoại hình thật sự đơn giản, tuy nhiên vẫn có ảnh hưởng khác biệt lên công chúng. Người ta nói logo đơn giản hơn thường dễ nhớ và dễ nhận. Ngoài ra logo có quá nhiều chi tiết sẽ khó sử dụng. Các tiểu tiết sẽ không rõ khi được dùng ở kích thước nhỏ. Bạn hãy nhìn logo Nike thử xem. Rất đơn giản nhưng lại nổi tiếng toàn cầu, không chỉ logo mà cả sản phẩm nữa, tất nhiên rồi!
13. Dễ nhớ.
ất nhiên là các công ty cần một logo để có danh tính và được nhận diện dễ dàng bởi công chúng và khách hàng mục tiêu của họ. Nhưng cho dù logo đó trông có đẹp hay truyền tải thông điệp của công ty hoàn hảo đến đâu đi chăng nữa thì cũng sẽ vô dụng nếu nó không để lại dấu ấn gì trong tâm trí của công chúng. Vì vậy logo cần phải dễ nhớ để lần khi gặp nó lần sau, người ta ngay lập tức sẽ biết nó đại diện cho công ty đó. Logo của MacDonald có thể chứng minh rằng đơn giản và dễ nhớ thực sự có hiệu quả, bằng chứng là họ đã phục vụ thực khách khắp thế giới trong rất nhiều năm nay.
14. Trường tồn.
Một logo tốt phải vượt qua bài kiểm tra của thời gian. Nó vẫn phải có hiệu quả nhiều năm sau cho dù xu hướng có thay đổi. Nhiều thứ quanh bạn có thể thay đổi nhưng chúng chỉ đến rồi đi. Còn logo của bạn phải vượt qua những thay đổi đó, cho dù xu hướng có là gì và cho dù thời gian có qua đi, nó vẫn sẽ như lúc ban đầu vì nó đánh dấu ký ức trong tâm trí của công chúng nhiều thế hệ. Hãy tạo ra một logo không có tuổi, chắc chắn nó sẽ tạo ảnh hưởng khác biệt cho công ty. Logo của Coca-Cola vẫn y như vậy kể từ năm 1885.
15. Thích nghi tốt.
Thích nghi tốt có nghĩa là logo của bạn trông vẫn đẹp và nguyên trạng cho dù đang ở dạng trắng đen. Nó cũng vẫn phải hiệu quả khi bạn dùng nó với màu sáng và đặt trên nền tối. Bằng cách này, cho dù bạn sử dụng nó như thế nào, trông nó cũng vẫn như vậy và dễ nhận diện.
16. Linh hoạt.
Một logo tốt phải hiệu quả cho dù ở bất cứ format hay kích cỡ nào. Nó phải như nhau cho dù bạn dùng nó ở trên một tấm bảng quảng cáo khổng lồ hay đặt nó trên đầu lá thư (letter heads). Nhớ rằng khi ai đó thuê bạn thiết kế một logo, chắc chắn họ sẽ sử dụng nó bằng nhiều phương tiện và kích cỡ. Vì vậy bạn phải đặc biệt lưu ý điều này. Nó cũng phải phù hợp ở cả chiều ngang lẫn chiều dọc (vertical & horizontal formats). Đây là một trong những lý do thiết kế logo nên được làm trong vector.
17. Nổi bật.
Khi trao đổi với họ, bạn cũng nên hỏi về những đối thủ cạnh tranh của công ty. Nên tìm hiểu logo mà các đối thủ cạnh tranh này đang sử dụng và chắc chắn thiết kế của bạn sẽ nổi bật và dễ nhớ hơn.
18. Thuyết trình kết quả.
Sau khi thiết kế, bạn đã sẵn sàng để cho khách hàng thấy kết quả. Hãy chuẩn bị cho buổi thuyết trình và sẵn sàng để giải thích thiết kế sao cho thật tốt. Bạn có thể đưa ra 2-3 thiết kế tốt nhất hay nhiều hơn, tất cả tùy thuộc vào bạn. Sau đó hỏi họ xem có feedback hay sửa chữa nào không. Khách hàng có thể sẽ yêu cầu bạn kết hợp một vài phần của hai logo riêng biệt lại với nhau, etc. Hãy lắng nghe bình luận của họ và ghi chú lại. Sau đó chỉnh sửa lại thiết kế theo yêu cầu và sẵn sàng để đưa ra kết quả cuối cùng.
19. Bàn giao file.
Hãy đưa họ thiết kế lưu trong đĩa CD hay DVD dưới dạng JPG. Đảm bảo là logo phải scalable và có độ phân giải cao để khách hàng có thể sử dụng ở mọi kích cỡ và hình dạng. Bên cạnh đó hãy thêm vào đó một bản tóm tắt về logo và ý nghĩa của nó. Bí quyết thành công của một dự án đó là hứa ít nhưng làm nhiều. Làm thế bạn sẽ dễ dàng gây ấn tượng với khách hàng.
20. Hỗ trợ khách hàng.
Đăng ký sở hữu trí tuệ logo là một trong các thủ tục mà người sở hữu trí tuệ quan tâm. Đăng ký logo với Cục sở hữu trí tuệ, được hiểu là đăng ký độc quyền nhãn hiệu theo quy định ngôn ngữ pháp lý . Cơ quan cấp giấy chứng nhận và ghi nhận về việc bảo hộ nhãn hiệu, logo là Cục sở hữu trí tuệ. Để giúp bạn đọc hiểu hơn về quy trình này, mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây:
THẾ NÀO LÀ ĐĂNG KÝ LOGO CỤC SỞ HỮU TRÍ TUỆ?
Cục sở hữu trí tuệ là cơ quan cấp giấy chứng nhận độc quyền cho nhãn hiệu, ghi nhận việc bảo hộ nhãn hiệu (hay còn gọi là logo, thương hiệu). Dựa trên cơ sở người nộp đơn đăng ký sở hữu trí tuệ logo và có yêu cầu bảo hộ trong lĩnh vực tương ứng.
Hầu hết doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng trong sử dụng nhãn hiệu để phân biệt sản phẩm của mình với sản phẩm doanh nghiệp khác. Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo hộ nhãn hiệu thông qua việc đăng ký. Tuy nhiên, doanh nghiệp không lường trước được, logo đó đã có một bên thứ ba khác đăng ký trước hoặc được cấp bằng độc quyền cho cùng hoặc có thể tương tự với dòng sản phẩm, lĩnh vực kinh doanh của họ.
Đăng ký logo Cục sở hữu trí tuệ, hiểu đơn giản là đăng ký độc quyền nhãn hiệu theo ngôn ngữ pháp lý. Cơ quan cấp giấy chứng nhận và ghi nhận việc bảo hộ nhãn hiệu, logo là Cục sở hữu trí tuệ.
CÁC BƯỚC ĐĂNG KÝ LOGO CỤC SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Để đảm bảo cho việc đăng ký nhanh chóng, các bước đăng ký logo Cục sở hữu trí tuệ được thực hiện như sau:
Bước 1: Xác định cách thức và tra cứu khả năng đăng ký của logo
Xác định logo để thiết kế, tra cứu khả năng đăng ký là khâu quan trọng trong đăng ký logo tại Cục sở hữu trí tuệ. Theo đó, logo khi đăng ký có thể gồm cả chữ, hình hoặc kết hợp cả hình và chữ. Chủ sở hữu có thiết kế hoặc không thể thiết kế để tạo nên một dấu hiệu đặc trưng cho logo của mình. Nhằm dễ phân biệt với các bên khác trong cùng lĩnh vực hoạt động.
Chủ sở hữu logo nên tiến hành tra cứu logo trước khi nộp đơn đăng ký. Để tránh việc trùng lặp hay tương tự với các bên đã thực hiện đăng ký trước đó. Việc tra cứu không chỉ tra cứu trên trang Iplib mà còn cần tra cứu chuyên sâu trên nhiều hệ thống dữ liệu quốc tế khác. Để nâng cao khả năng đăng ký nhãn hiệu một cách tối ưu và hiệu quả nhất. Dữ liệu tra cứu http://iplib.noip.gov.vn là dữ liệu mở, tất cả hai bên có liên quan đều có thể tra cứu. Tuy nhiên, do quy trình mà Cục sở hữu trí tuệ quy định. Việc cập nhật dữ liệu này không thường xuyên mà từ khoảng 3, 4 tháng. Phần dữ liệu này mới được cập nhật, nên dữ liệu tra cứu từ website này không thực sự chính xác mà chỉ mang tính chất tham khảo.
Bước 2: Xác định lĩnh vực muốn độc quyền và phân loại lĩnh vực
Xác định lĩnh vực độc quyền là việc xác định phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu trong lĩnh vực. Mà chủ sở hữu đang hoạt động hoặc đang hướng tới. Lĩnh vực muốn độc quyền này có thể trong phạm vi doanh nghiệp hoạt động hiện tại hoặc ở những lĩnh vực tương lai mà doanh nghiệp muốn đầu tư. Theo đó, chủ sở hữu nên cân nhắc vấn đề đăng ký trong phạm vi rộng, do việc bổ sung về phạm vi bảo hộ nhãn hiệu không được thực hiện bổ sung như trong ngành nghề kinh doanh. Theo đó, phải thông qua thủ tục nộp đơn mới hoàn toàn. Nếu việc phạm vi sản phẩm và dịch vụ khi nộp đơn đăng ký sở hữu trí tuệ logo Cục sở hữu trí tuệ không thuộc đăng ký cùng một lần.
Bước 3: Xác định chủ sở hữu đăng ký nên là công ty hay cá nhân
Đăng ký logo tại Cục sở hữu trí tuệ, thì chủ sở hữu nên xác định rõ chủ thể đứng tên đăng ký là công ty hay cá nhân. Nói chung, bất cứ chủ sở hữu nào có ý định sử dụng nhãn hiệu. Hoặc cho phép người thứ ba sử dụng đều phải nộp đơn đăng ký. Người đó có thể là pháp nhân hay cá nhân mà không có sự khác biệt về quyền lợi giữa các bên.
Tuy nhiên, chúng tôi muốn bạn lưu ý, nếu chưa thành lập doanh nghiệp nhưng chủ sở hữu muốn xác lập quyền và đảm bảo quyền ưu tiên cho đăng ký logo. Chủ sở hữu có thể đăng ký với danh nghĩa là cá nhân, để tránh việc có bên khác đăng ký trước.
Bước 4: Ủy quyền thông qua tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp
Việc ủy quyền để đăng ký sở hữu trí tuệ logo Cục sở hữu trí tuệ là cần thiết. Bởi lẽ đại diện sở hữu công nghiệp (ví dụ như công ty Luât) là một đơn vị được cơ quan có thẩm quyền ghi nhận, và được pháp luật quy định chặt chẽ trong hoạt động và làm việc giữa khách hàng với cơ quan có thẩm quyền.
Doanh nghiệp sẽ được bảo đảm về quyền lợi khi đăng ký log. Thông qua các tổ chức: nộp và theo dõi tình trạng đơn; tư vấn khả năng đăng ký nhãn hiệu; xử lý đơn đăng ký khi có vướng mắc về hình thức hoặc nội dung khi Cục sở hữu trí tuệ thẩm định nhãn hiệu.
Ngoài ra, khi doanh nghiệp có vướng mắc liên quan về quyền sở hữu logo và nhãn hiệu của mình. Với kinh nghiệm về pháp lý hoặc thực tế, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tin cậy với nội dung tư vấn mà đơn vị đại diện này đưa ra.
Bước 5: Nộp hồ sơ đăng ký và chờ kết quả thẩm định:
Khi ủy quyền thông qua các tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp để thực hiện nộp đơn đăng ký sở hữu trí tuệ logo tại Cục sở hữu trí tuệ. Doanh nghiệp chỉ cần đợi kết quả và nhận thông tin cập nhật về tình trạng đơn đăng ký sau khi có kết quả. Theo đó, doanh nghiệp không cần phải ký bất cứ giấy tờ nào khác ngoài giấy ủy quyền cho tổ chức đại diện này.
Ở giai đoạn nhận kết quả thẩm định, chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ được Cục sở hữu trí tuệ cấp cho giấy chứng nhận độc quyền cho nhãn hiệu và sản phẩm, dịch vụ đã đăng ký trong trường hợp nhãn hiệu có đủ điều kiện được ghi nhận bảo hộ.
Nói tóm lại, một logo tốt phải có thiết kế đơn giản, phù hợp, độc đáo và nổi bật trong khi vẫn truyền tải thông điệp của công ty đến khách hàng mục tiêu. Nhớ rằng phải làm theo yêu cầu của khách hàng. Logo phải thể hiện tốt ở mọi kích cỡ và màu sắc. Để một logo tồn tại với thời gian, nó phải mang một concept tốt và concept đó phải được thể hiện tốt trong thiết kế của bạn.