Thiết kế logo – Các kiến thức cần thiết cho việc thiết kế logo chuyên nghiệp giá rẻ
Thương hiệu – brand:
Là quá trình bao gồm tạo ra một cái tên, hình ảnh cho sản phẩm của bạn trong tâm trí khách hàng, chủ yếu thông qua các chiến dịch quảng cáo có tính nhất quán chặt chẽ. Việc xây dựng thương hiệu nhằm mục đích một sự hiển thị rõ ràng và khác biệt trên thị trường để thu hút sự chú ý cũng như duy trì mối quan hệ với khách hàng.
Một định nghĩa về brand: “Thương hiệu của bạn sẽ là những gì người ta nói về khi bạn không ở đó.”
Đối với chúng tôi, đó là một sự gói gọn tuyệt vời về thương hiệu.
“Brand – thương hiệu là tổng hợp các giá trị vô hình về thuộc tính của sản phẩm: tên, bao bì, giá thành, lịch sử, sự uy tín và cách quảng cáo cho thương hiệu đó.”
Tên thương hiệu sử dụng để phân biệt các sản phẩm, dịch vụ hoặc ý tưởng. Xây dựng thương hiệu là quá trình khởi tạo và phát triển brand-name. Thương hiệu có thể được áp dụng từ những sản phẩm hoặc dịch vụ đơn lẻ, đến toàn bộ cấu trúc của doanh nghiệp.
Hay một định nghĩa khác:
“Brand – thương hiệu là cái tên, biểu tượng thiết kế, hoặc bất cứ các đặc điểm nào sử dụng để phân biệt sản phẩm hoặc dịch vụ này so với sản phẩm/dịch vụ khác”
Bạn có thể coi thương hiệu như một ý tưởng, hoặc hình ảnh tượng tưởng của bất cứ người vào khi suy nghĩ về một sản phẩm, dịch vụ cụ thể.
Hãy cùng bắt đầu bằng một vài câu hỏi đơn giản về brand:
Thương hiệu, brand không chỉ là thiết kế logo.
Bạn không thể thiết kế mỗi một logo cỏn con và nói rằng “đây là thương hiệu của chúng ta”. Đó là một điều hết sức sai lầm. Thiết kế logo chỉ là một cấu thành nằm trong những đặc tính của thương hiệu mà thôi, nó còn bao gồm cả định vị thương hiệu, tính cách thương hiệu, giá trị của thương hiệu và ti tỉ thứ khác nữa.
Chúng ta sẽ nhắc tới thiết kế thương hiệu và đặc tính của thương hiệu vào phần sau trong bài viết này.
Thương hiệu chính là cách mọi người nhìn và cảm nhận về doanh nghiệp của bạn. Đó đồng thời cũng chính là cảnh nội bộ công ty bao gồm bạn, đồng nghiệp, các nhân viên cảm nhận về chúng. Nó không chỉ là các thiết kế logo, name card, catalogue, brochure hay website.
Một lần nữa, nó nằm trên các những thiết kế nhận diện mà công ty đưa ra, nó có những giá trị vô hình không hiện hữu trực tiếp. Nó cũng là cách khách hàng kết nối với công ty ở nhiều cấp độ khác nhau, qua những điểm chạm thương hiệu khác nhau.
Thương hiệu có thể được miêu tả là một doanh nghiệp, một dịch vụ, sản phẩm hoặc thâm chí là một cá nhân cụ thể, mang những tính cách riêng biệt.
Người thiết kế không thể tạo được ra thương hiệu. Hay thiết kế được ra một thương hiệu. Họ chỉ thiết kế những đặc tính mà phản ánh chính xác thương hiệu đó.
Có khá nhiều người, ngay cả những người thiết kế, nghĩ rằng xây dựng thương hiệu cho một doanh nghiệp đơn giản là thiết kê được hình yếu tố hình ảnh như: logo, màu sắc, font chữ, ứng dụng thiết kế,…Thực tế rằng, nó bao gồm rất rất nhiều thứ hơn thế nữa. Đầu tiên và quan trọng nhất đó chính là cần xây dựng được giá trị của thương hiệu, sau đó mới gắn chúng thông qua các đặc tính hình ảnh.
Chúng ta không thể đưa ra hàng nhiều những thiết kế hay ho trong một dự án và gọi đó là thương hiệu. Những agency về thiết kế chuyên nghiệp sẽ cần thực sự thấu hiểu nội dung và ý tưởng của chiến lược thương hiệu được phát triển từ chính doanh nghiệp, sau đó biến chúng trở thành hiện thực dưới các định dạng phù hợp.
Một designer chuyên nghiệp sẽ tạo ra những hình ảnh thể hiện được tính cách của thương hiệu, những thứ giúp doanh nghiệp trở nên nổi bật trong mắt của khách hàng. Nó chắc chắn không thể chỉ là một logo giản đơn sau đó thêm chút màu sắc và nhìn khá hay ho đẹp đẽ được.
Cách đơn giản nhất để trả lời cho câu hỏi “Thương hiệu – brand là gì?” chính là đưa ra những ví dụ để các bạn dễ hình dung hơn. Và chắc chắn rồi, Apple là một trong những thương hiệu lớn nhất thế giới không thể không nhắc tên.
Mọi thứ Apple làm đều hình thành lên thương hiệu của họ. Đối với những người không biết (chắc chẳng có ai đâu, nhưng mình vẫn viết vậy) Apple là một trong những công ty về công nghệ lớn nhất thế giới, thiết kế, sản xuất và bán các sản phẩm điện tử, từ laptop tới điện thoại tới cả đồng hồ. Apple được thành lập bởi Steve Jobs và Steve Wozniak vào tháng tư năm 1976 và giờ đây nó đã trở thành tập đoàn đa quốc gia lớn nhất thế giới.
Mọi thứ Apple làm đều cần sự tính toán và phải thêm được những giá trị cho truyền thông thương hiệu và đặc tính thương hiệu. Cách họ đặt tên cho các dòng sản phẩm (iPhone, iPad, iPod, iMac) thông qua phong cách thiết kế sạch sẽ, ứng dụng cao trên website thêm giá trị vào thương hiệu Apple. Khi nhắc tới smartphone, thứ nảy lên đầu của rất rất nhiều người đó chính là iPhone. Khi nhắc tới một sản phẩm thông minh nhưng thiết kế cho người mù công nghệ vẫn sử dụng tốt, chỉ có thể là Apple.
Nếu như bạn để ý tới các thương hiệu lớn nhất trên thế giới, bạn sẽ nhận ra rằng việc xây dựng thương hiệu là một điều bắt buộc cho bất cứ một doanh nghiệp nào trong quá chính lên chiến lược marketing.
Ở trong ngành thiết kế, rất nhiều các chuyên gia agency thường khuyên khách hàng của mình rằng “hãy coi việc thiết kế là một khoản đầu tư, không phải là một khoản chi phí”. Tuy nhiên nhiều người khi khởi nghiệp lại nghĩ rằng “chẳng quan trọng đâu, chúng không đáng từng này số tiền.”
Nhưng nếu thương hiệu được xây dựng và đầu tư hợp lý ngay từ đầu, bạn sẽ không bao giờ lăn tăn về câu chuyện thay đổi trong tương lai. Một thương hiệu “trông có vẻ” chuyên nghiệp, chắc chắn sẽ nhận được nhiều cái gật đầu từ khách hàng hơn so với thiếu chuyên nghiệp.
Hãy tự hỏi bản thân thứ cốt lõi nhất nói lên thương hiệu của bạn. Giá trị của brand là gì? Bạn muốn mọi người nghĩ gì về thương hiệu khi chúng được nhắc tên?
Hãy lấy tất cả những ấn phẩm liên quan đến hệ thống nhận diện thương hiệu của bạn. Bạn đã có logo hay chưa? Bạn có sử dụng chung một thiết kế logo xuyên suốt tất cả các sản phẩm? Logo của bạn nhìn ổn cứ? Bạn dùng chung một hệ màu và typefaces trên mọi kênh xuất hiện của brand đúng không?
Có rất nhiều các trang mạng xã hội mà doanh nghiệp có thể sử dụng, cơ bản nhất vẫn là Facebook, Twitter, Pinterest, Google+ hay Instagram. Thương hiệu của bạn cần chọn lọc ra những kênh phù hợp nhất để phát triển nhận diện.
Ngoài ra các đặc tính của hình ảnh xuất hiện trên các kênh mạng xã hội này cũng nên được nhất quán. Ví dụ như về vấn đề máu sắc, nội dung content trên các trang,..
Website của doanh nghiệp chính là bộ mặt chính của thương hiệu xuất hiện trên Internet, do đó nó vô cùng quan trọng trong việc quyết định ý thức của khách hàng về brand. Bạn cần kiểm tra lại xem website mình đã thực sự nhất quán với những đặc tính của thương hiệu hay chưa?
Tất nhiên, ngoài câu chuyện hình ảnh đẹp vẫn sẽ xung quanh việc tối ưu, bán hàng và sản xuất nội dung tin tức, nhưng chắc chắn một website mà có hình ảnh gắn chặt với định vị thương hiệu trông sẽ chuyên nghiệp hơn rất nhiều.
Thương hiệu chính là thể xác và tâm hồn của cả một doanh nghiệp, giúp định nghĩa doanh nghiệp là gì trong thị trường cạnh tranh ngày nay. Khi kết hợp với các yếu tố về đặc tính thương hiệu, về thiết kế, chúng ta mới có được một định nghĩa rõ ràng về branding.
“Thương hiệu chính là những thứ hằn sâu vào tâm trí của khách hàng về một sản phẩm, dịch vụ hoặc tổ chức nào đó”. Thương hiệu không chỉ là logo hay những yếu tố hình ảnh gắn liền với chúng. Đó chính là những giá trị mà thương hiệu đem lại và cách bạn thể hiện những giá trị đó cho khách hàng
Bài xem thêm:
– Thiết kế logo công ty xây dựng Tâm An Gia
– Thiết kế logo thương hiệu chuỗi cửa hàng cafe Cao Minh
– Thiết Kế Logo Thương Hiệu Khách Sạn Sea And Sand
– Thiết Kế Logo Thương Hiệu Bar & Cafe Sky – Đà Nẵng
– Thiết kế Logo thương hiệu công ty Việt Đài
– Logo thương hiệu Caesa Việt Nam
– Thương hiệu công ty hóa chất Nhật Hóa
Logo hay còn gọi là biểu trưng là những tín hiệu, ký hiệu có chức năng thông tin để biểu hiện một đối tượng hoặc một ý niệm nào đó trong cuộc sống. Biểu trưng diễn đạt nội dung bằng ngôn ngữ ước lệ, ẩn dụ. Nó thường gạn lọc, kết tinh dồn nén những hình tượng và một số ít các ký hiệu hình ảnh làm cho lượng thông tin được nhân lên gấp bội. Ký hiệu và hình ảnh trong logo thường mang tính đa nghĩa, gây liên tưởng trực tiếp và gián tiếp.
Biểu trưng là thể loại đòi hỏi tính cô đọng cao. Nguyên tắc cơ bản của biểu trưng là sự tối giản. Yêu cầu của biểu trưng là sự tinh lọc tối đa cùng các yếu tố tạo hình chỉ để lại những hình tượng đặc trưng tinh tuý nhất để gây ấn tượng mạnh mẽ cho người xem. Biểu trưng càng cô đọng về hình thức, xúc tích về ý nghĩa thì càng dễ phân biệt, tiện lợi cho việc sử dụng. Những đường nét, hình khối rườm rà là điều tối kị.
Tại thị trường Việt nam logo thương có hai dạng:
Logo trong lĩnh vực kinh doanh sản xuất, và sự kiện
Logo dùng cho các cơ quan đoàn thể, các tổ chức xã hội. tổ chức phi lợi nhuận…
Cấu trúc logo thường có 3 dạng chính:
Cấu tạo gồm hình không có chữ,
Sử dụng cả hình lẫn chữ,
Sử dụng chữ không.
Mỗi cách đều tạo nên đặc điểm riêng, tiện lợi cho trong ứng dụng.
Do những đặc điểm nêu trên của logo mà màu sắc trong logo phải cô đọng súc tích, mang một hàm ý nào đó. Màu trong logo thường đơn giản không cầu kỳ phức tạp, dễ bắt mắt, nổi bật và thể hiện một tiêu chí nào đó của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội. Chính vì vậy trong logo càng sử dụng ít màu càng tốt, có khi chỉ một màu duy nhất. Tác dụng của logo trong quảng cáo là rất lớn. Logo xây dựng lên một biểu tượng cho một thương hiệu. ứng dụng của logo là rất phong phú: từ bao bì nhãn mác đến giấy tờ văn phòng, từ áp phích quảng cáo đến túi sách…
Để sử dụng logo trong từng sản phẩm mà không làm mất đi tổng quan thiết kế, sự biến đổi màu sắc của logo cũng rất linh động. Tuỳ từng nền màu đặt logo mà logo có những màu sắc tương ứng phù hợp.
Một logo bao giờ cũng có một màu chính xác nhất gọi là màu nguyên bản. Từ màu nguyên bản, người học sỹ thiết kế có thể triển khai các phương án biến đổi khác nhau. Nhưng nhiều khi màu nguyên bản này không thay đổi mà nó ấn định cho toàn bộ phương án thiết kế khác.
Chiến lước sáng tạo bài bản từ khâu vấn
Đối với sự mơ hồ của khách hàng về khái niệm logo biểu tượng, thì việc đầu tiên các đơn vị thiết kế phải làm đó là dựa vào kiến thức về thương hiệu giải thích các khái niệm chuyên ngành trong lĩnh vực thiết kế như hình ảnh (bitmap) vecter hay bố cục cho khách hàng hiểu và cảm nhận một cách hợp lý nhất. Trải qua bước ban đầu này thì các chiến lược thiết kế sáng tạo theo nội dung mà khách hàng muốn truyền đạt, đinh hướng phát triển các phác thảo thiết kế sao cho hợp lý nhất.Bước này là bước quan trọng nhất trong quá trình thiết kế biểu tượng bởi nó là sự thống nhất của nhà thiết kế và khách hàng về hình ảnh tượng trưng của cả mẫu thiết kế mà sau này là hình ảnh thiết kế cho cả sự phát của thương hiệu đó
Trước hết, bạn phải nắm bắt được những yêu cầu của khách hàng. Giả sử khách hàng của bạn là công ty môi giới chứng khoán “Petra Capital”, và nhu cầu của họ là đang tìm kiếm một thiết kế mang tính tập thể, vững chắc, và khi ai đó nhìn vào logo có thể cảm nhận được tính chuyên nghiệp, đẳng cấp. Dựa
trên những yêu cầu này và kết hợp với phương pháp dưới đây phần nào sẽ cho bạn một vài ý tưởng mới trong việc thiết kế này.1. Những bước chuẩn bị Đánh giá sơ bộTrước hết bạn nên tìm hiểu sơ bộ về đối thủ của khách hàng để nắm bắt phong cách xây dựng logo của họ như thế nào. Điều này cung cấp cho bạn thêm nhiều ý tưởng, cảm hứng mới và đảm bảo rằng logo mà bạn sắp thiết kế phải là duy nhất, nổi bật nhất mà không trùng lắp bất kỳ đối thủ nào.Việc thứ hai là bạn cần làm một nghiên cứu chung về công ty khách hàng của mình. Tôi đã phát hiện và thấy rằng đa phần những cổ phiếu của công ty Petra Capital chuyên về lĩnh vực khai khoáng mỏ và từ “Petra” mang ý nghĩa là “rock ” (đá) trong tiếng Hy Lạp. Những phát hiện thú vị trên là một điều rất tuyệt vời và giúp ích cho tôi rất nhiều trong quá trình thiết kế.2.Tập hợp những ý tưởng Sau khi hoàn thành việc nghiên cứu sơ bộ, tôi thường sử dụng đến một công cụ để hỗ trợ được gọi là “morphological matrix” (tạm gọi là ma trận hình thái học), một dạng ma trận giúp tôi có thể phát triển những ý tưởng của mình. Đây chính là vũ khí bí mật của tôi đối với công việc thiết kế logo này. Nó cực kỳ hữu ích cho việc tổ chức và tập hợp những ý tưởng hay suy nghĩ đang còn lộn xộn trong đầu bạn vào trong một bảng đánh giá chung. Ngoài ra, việc sử dụng biểu đồ mindmap cũng rất hữu ích cho công việc sáng tạo của bạn.
Về cơ bản “Morphological matrix” (ma trận hình thái học) đơn giản chỉ là một bảng biểu với các tiêu chí cần để thiết kế logo nằm bên cột trái và những ý tưởng của bạn được thể hiện bên cột phải. Bạn hãy cố gắng đưa ra thật nhiều ý tưởng, biểu tượng hay bất kỳ khái niệm nào có liên quan ngay khi có thể. Bạn có thể nhìn thấy morphological matrix của tôi ở phía dưới mà tôi đã tạo ra cho khách hàng của mình.
3.Quyết định về định dạng thiết kế logo
Sau khi đã có những ý tưởng về thiết kế logo thì đây chính là lúc để bạn thực hiện lựa chọn kiểu logo nào phù hợp nhất cho khách hàng của mình. Đơn cử có 3 kiểu logo đơn giản mà bạn có thể áp dụng: Illustrative, Iconic và Typographic.
Illustrative Logo
Illustrative logo (biểu tượng dạng minh họa) nói chung khá phức tạp, phần lớn thường nặng về đồ họa, do vậy chúng thường không thích hợp cho những biểu tượng mang tính tập thể. Dưới đây là một vài ví dụ về thiết kế logo theo dạng này
Iconic Logo
Iconic logo (logo mang tính biểu tượng) bao gồm một biểu tượng được đặt kế một đoạn chữ. Những dạng thiết kế kiểu này khá mạnh mẽ bởi vì chúng tập trung mạnh vào typography (kiểu chữ) trong khi cũng đem lại cho biểu tượng của bạn một cái nhìn độc đáo. Iconic logo khá đa dạng khi bạn có thể sử dụng biểu tượng riêng cho mình.
Typographic
Logo Typographic logo là kiểu logo truyền thống và đơn giản nhất khi chỉ bao gồm một kiểu chữ. Loại này phụ thuộc khá nhiều vào typographic style ( hay gòn gọi là Swiss style, một trường phái được sáng lập tại Thụy Sĩ vào những năm 1950) và thường được thể hiện khá mạnh mẽ, táo bạo. Những kiểu logo dạng này thường thích hợp cho những ngành mang đậm tính bảo thủ và hợp tác như về tài chính hay pháp lý.
4.Phác thảo sơ trên giấy
Bắt đầu thiết kế từ kiểu iconic logo cho khách hàng của tôi khi nó cho phép sử dụng tiếp những biểu tượng mà tôi đã làm trong bảng ma trận trước. Điều quan trọng cho việc thiết kế này là việc phác họa tốt cả hai kích cỡ lớn và nhỏ, mục đích để đảm bảo rằng logo mà bạn thiết kế được thể hiện một cách linh hoạt trên mọi phương tiện truyền thông quảng cáo. Hơn nữa việc thiết kế biểu tượng không nên phụ thuộc nhiều vào những hiệu ứng lạ mắt không cần thiết, chỉ cần một vài hiệu ứng ánh sáng đơn giản với một tí độ dốc lên xuống thì biểu tượng của bạn cũng trông khá ổn rồi. Tôi luôn luôn tránh việc sử dụng những hiệu ứng vì đơn giản là giữ cho những thiết kế của tôi luôn có một màu thuần khiết “flat colour”.
Bạn có thể phác họa bản thảo của mình trên giấy hay trên máy tính đều được, miễn là nó phù hợp với bạn. Đừng tự làm khó mình với những thiết kế phức tạp và đảm bảo rằng những logo mà bạn thiết kế có thể trường tồn theo thời gian. Cố gắng thiết kế biểu tượng của bạn đạt được độ cân xứng cả hai bên. Bên dưới là bản vẽ phác thảo biểu tượng logo của tôi. Tôi thường không lo lắng quá nhiều vào chi tiết bởi vì nó có thể hoàn chỉnh ở bước sau.
Typography (kiểu chữ)
Một trong những nhân tố quan trọng nhất trong quá trình thiết kế chính là việc lựa chọn kiểu chữ bởi vì nó quyết định tính thành công hay thất bại logo của bạn. Mỗi kiểu chữ đều có một tính cách riêng và bạn cần phải lựa chọn kiểu chữ sao cho phản ánh đúng với lĩnh vực kinh doanh của khách hàng. Hơn nữa, bạn cũng đừng lạm dụng quá nhiều font chữ vào trong biểu tượng của mình bởi vì điều đó sẽ tạo một sự phức tạp, rắc rối cũng như mất đi tính cân đối khi nhìn vào, tối đa hai font chữ là hợp lý. Nếu bạn muốn sở hữu một kiểu chữ độc nhất thì bạn cũng có thể tạo riêng cho mình, hoặc đơn giản là bắt đầu từ những font sẵn có, sau đó thay đổi sao cho phù hợp với nhu cầu của bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo website searchfreefonts.com, đây là nơi cung cấp hàng ngàn kiểu font khác nhau mà bạn có thể lựa chọn.
Lựa chọn hệ thống màu sắc
Màu sắc cũng là một nhân tố cực kỳ quan trọng trong thiết kế bởi nó góp phần truyền tải những ý nghĩa cũng như cảm xúc một cách trực tiếp và nhanh chóng đến người nhìn nhất. Bộ não của chúng ta phản ứng rất mạnh với màu sắc chính vì vậy bạn cần phải sử dụng màu sắc sao cho thích hợp với thiết kế của mình nhất. Trong khi lựa chọn hệ thống màu sắc, tôi thường cân nhắc và quan tâm đến ý nghĩa mà màu sắc đem lại. May mắn là tôi có thể lựa chọn những bảng màu thông qua những công cụ online như website: colour lovers hay adobe kuler giúp cho chúng ta có thể lựa chọn màu sắc một cách dễ dàng và nhanh chóng.
Dưới đây chính là những màu sắc mà tôi lựa chọn cho công ty Petra Capital: màu đen (thể hiện tính nghiêm túc, mạnh mẽ, cổ điển), màu xanh da trời (tượng trưng cho sự thành công, quyền lực và vững chắc), màu xanh lá cây (mang đậm nét mới mẻ, sảng khoái, các vấn đề liên quan đến tiền bạc cũng được thể hiện qua màu này).
Kết hợp tất cả lại với nhau
Đến đây chính là công đoạn cuối cùng trong việc thiết kế, bạn có thể sử dụng phần mềm Adobe Illustrator để thiết kế. Với những vector hình ảnh bạn có thể tinh chỉnh bất kỳ kích cỡ nào mà không làm mất đi chất lượng. Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng định dạng màu CMYK, hỗ trợ bạn trong việc thiết lập màu sắc khi thiết kế trên phần mềm Illustrator.
Sau khi bạn đã hoàn thành việc thiết kế logo thì đây chính là lúc lên ý tưởng cho việc thiết kế font chữ và bạn nên lưu ý rằng font chữ của bạn là độc nhất và không phụ thuộc vào bất cứ font chữ nào. Sau đó, bạn nên kiểm tra lại tính cân bằng của thiết kế bằng việc lật ngược logo lại và quan sát xem thiết kế của bạn còn giữ được tính cân xứng hay không. Cuối cùng là vui vẻ với thành quả của mình. Đây chính là lúc để bạn thể hiện cho khách hàng thấy họ sẽ thích thú với thiết kế của bạn như thế nào.