Hãy mở rộng phạm vi tiềm kiếm xa và rộng hơn. Đừng chỉ nhìn vào những logo tuyệt vời từ trước đến nay (mặc dù đó không phải là một nơi tồi tệ để bắt đầu). Bạn cũng cần phải nhìn xa hơn thế, về thiết kế nói chung và thế giới rộng lớn ngoài kia.
Bất cứ khi nào bạn cảm thấy điều gì đó nổi bật hoặc hấp dẫn, vì bất cứ lý do gì, ghi ngay lại ý nghĩ đó. Hãy để nó truyền cảm hứng cho quá trình thiết kế và đóng góp một phần nào đó khi logo mới của bạn bắt đầu được phát triển.
02. Hãy vẽ lên ý tưởng
Đôi khi bạn có thể suy nghĩ quá nhiều về những và cuối cùng cũng chẳng đi đến đâu, vậy tại sao không “cắt bỏ” ngay chúng cũng như thay vào đó cứ để mặccho sự sáng tạo tuôn trào, không tự chủ, cùng một chút vẽ nguệch ngoạc ngẫu nhiên thì thế nào?
Bạn có thể kết thúc với một trang giấy viết nguệch ngoạc vô nghĩa, nhưng ở đâu đó trong mớ hỗn độn rời rạc của các đường nét mà bạn phác thảo ra, bạn sẽ có thể phát hiện ra thứ gì đó khơi dậy nguồn cảm hứng thiết yếu.
03. Lấy cắp lịch sử khách hàng của bạn
Ngắm nghía qua tất cả các logo khác nhau mà khách hàng của bạn đã sử dụng kể từ khi công ty được thành lập. Điều này có thể đặc biệt thú vị nếu họ muốn tìm kiếm lại thiết kế trong nhiều thập kỷ.
Bạn có thể quay trở lại quá khứ, nếu khách hàng muốn tự định vị mình là một thương hiệu di sản hoặc bạn có thể đại tu hoàn toàn logo ban đầu thành một thứ gì đó mới mẻ và hiện đại. Lợi thế của việc làm này đó chính là “tính liên tục” đã được tích hợp sẵn ngay cả khi bạn trình bày một hình ảnh mới.
04. Khám phá tương lai của khách hàng
Thảo luận với khách hàng về kế hoạch của họ trong tương lai – họ dự tính những gì trong 12 tháng hoặc 5 năm tới? Có thay đổi gì về định hướng hoặc những sản phẩm sắp ra mắt, thứ có thể sở hữu một số đặc điểm trên logo mà bạn thiết kế? Bạn cần chứng minh bản thân logo đó trong tương lai vì các doanh nghiệp luôn thay đổi theo thời gian.
Lấy ví dụ, Carphone Warehouse: không còn ai mua điện thoại nữa – vậy liệu nó có nên đánh mất một thương hiệu rất thành công đã mất nhiều năm xây dựng bằng cách đổi tên thành một thứ khác phù hợp hơn không?
05. Gọi cho bạn bè
Mặc dù việc nhận được nhiều thông tin nhất có thể đến từ phía khách hàng, nhưng đôi khi không có gì hữu ích bằng một đôi mắt tinh tường. Nếu bạn có một số ý tưởng đã thành công, hãy đưa chúng đến gặp một người bạn hoàn toàn không liên quan đến dự án và xem họ nghĩ gì. Thường thì những ý kiến chưa được làm rõ của ai đó có thể sẽ là thứ bạn cần để khơi dậy trí tưởng tượng.
06. Xây dựng một số mood board
Mood board và động não có thể giúp bạn làm bật lên suy nghĩ của mình và kết hợp các hình ảnh cũng như ý tưởng khác nhau với mọi hình dạng, kích thước và chủ đề.
Chơi đùa với các từ khóa, từ đồng nghĩa bên cạnh việc thu thập nguồn cảm hứng từ các nguồn khác nhau vào một bảng mood board để xem chúng có thể kết hợp như thế nào.
07. Dạo qua các kho lưu trữ thiết kế của riêng bạn
Có thể đoán rằng đối với mỗi logo mà mình thiết kế, bạn có thể nghĩ ra vài chục bản phác thảo trước khi quyết định cái nào sẽ được phát triển thêm. Đừng bao giờ vứt bỏ những ý tưởng ban đầu này, vì chúng tạo thành một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá. Chỉ vì một trong những bản phác thảo ban đầu của bạn không phù hợp với khách hàng trước đó, điều đó không có nghĩa là nó sẽ không thành công sau này.
Quay lại tìm kiếm những tác phẩm không được sử dụng trước đó và bạn có thể sẽ tìm thấy được một hạt giống tuyệt vời. Và với một chút nuôi dưỡng, chúng có thể phát triển để trở thành logo mà bạn đang tìm kiếm.
08. Làm nổ tung bộ não của bạn với những hình ảnh ngẫu nhiên
Lướt qua Google hình ảnh và Pinterest về cả các chủ đề liên quan cũng như không liên quan đến nhu cầu về logo của khách hàng. Sau đó, thêm kết quả tìm kiếm được vào mood board của bạn.
Chọn một màu ở đây, một hình ở đó, một từ, một kiểu chữ,… sau đó hãy bắt đầu tiến hành xem những ý tưởng khác nhau này có thể kết hợp với nhau như thế nào.
09. Tiếp thu
Vào cuối ngày, cảm hứng có thể ập đến bất cứ đâu, vào bất cứ lúc nào. Hãy tiếp thu những ý tưởng chảy qua tâm trí bạn. Phác thảo một cái gì đó ngay khi nó tìm đến bạn và sau đó thử kiểm tra lại để xem nó tương thích như thế nào với các thông số trong bản tóm tắt (brief) mà bạn nhận được.
Ở những giai đoạn đầu của quá trình thiết kế, bạn cần cho phép sự sáng tạo của mình được phát huy hoàn toàn. Hãy đưa ra cho mình thật nhiều ý tưởng để làm việc và sau đó góp nhặt những yếu tố tốt nhất từ mỗi chúng cũng như gạt bỏ phần còn lại.
10. Làm việc khác
Nếu bạn đã thử mọi cách và không có kết quả gì, đừng cố ép buộc. Hãy nghỉ ngơi và để đầu óc tiếp tục với những công việc khác. Đi xem phim, chơi điện tử, nấu một bữa ăn ngon hoặc chỉ có một giấc ngủ ngắn. Thật ngạc nhiên khi chỉ cần thoát khỏi vấn đề trong tầm tay và suy nghĩ về một cái gì đó khác có thể dẫn đến một “tia sáng” đột ngột của chính xác loại cảm hứng phù hợp.
Không có ích gì nếu chỉ ngồi và chờ đợi cảm hứng. Càng tìm kiếm nó, bạn càng dễ tìm thấy nó. Bạn sẽ dần phát triển được tầm nhìn về những thứ sẽ hiệu quả và những thứ thì không, và cách mà bạn có thể áp dụng điều này vào các thiết kế mới của mình.
Những tài nguyên cho công việc dành cho các nhà thiết kế hiện nay
Những mẹo nhỏ hữu ích để thu thập cảm hứng thiết kế logo cho dự án của chính bạn.
Thật không may, cảm hứng thiết kế logo có thể rất khó để tìm thấy. Chỉ cần tưởng tượng: bạn đã nhận được một bản tóm tắt (brief) từ khách hàng mới và giờ đây bạn đang ngồi gõ từng ngón tay của mình và chờ đợi nguồn cảm hứng đến. Bạn đang mong đợi thiết kế logo hoàn hảo xuất hiện một cách kỳ diệu, được hình thành hoàn chỉnh trong tâm trí? Nếu vậy, bạn có thể sẽ phải chờ đợi lâu đấy.
Behance là một thư viện trực tuyến dành cho các nhà thiết kế, có đầy đủ các dự án thiết kế bao gồm nhiều loại logo chất lượng cao và cực kỳ sáng tạo. Đây thực sự là một nơi tuyệt vời để tìm nguồn cảm hứng – chỉ cần gõ từ khóa mà bạn muốn.
02. Logoed
Logoed là kho lưu trữ một trang với mục đích duy nhất là trình bày các thiết kế logo đẹp mắt. Thanh cuộn dọc tinh tế của nó làm cho mọi thứ đơn giản cũng như dễ điều hướng, và khi bạn di chuyển xuống trang, nhiều dự án sẽ tự động được tải lên màn hình. Chỉ cần nhấp vào từng hình thu nhỏ để biết thêm thông tin về từng dự án cũng như nhiều lựa chọn hình ảnh hơn.
03. Logospire
Logospire có một định dạng cuộn dọc đơn giản, vô hạn và chuyển nó trở lại xa hơn, chỉ cung cấp một hình ảnh duy nhất và một liên kết đến trang web của nhà thiết kế. Không có bất kỳ sự xáo trộn nào khác, thật dễ dàng để phát hiện ra các logo nổi bật đối với bạn.
04. Brand New
Brand New là một phần của nền tảng thiết kế đồ họa khổng lồ đang được xem xét và cung cấp thông tin về xu hướng thiết kế logo, giới thiệu hình ảnh và đưa ra lời khuyên về thiết kế logo vô cùng hữu ích. Nó cũng đưa ra những lời phê bình về các thiết kế logo mới nhất.
05. LogoLounge
LogoLounge (tại thời điểm viết bài) cung cấp 277.237 thiết kế logo khác nhau để sử dụng. Trang web được tạo ra cho các nhà thiết kế để cung cấp một thư viện tham khảo hiệu quả và cũng tạo điều kiện cho các cuộc thảo luận về những chủ đề liên quan cũng như cơ hội chia sẻ ý tưởng, khái niệm với đồng nghiệp và khách hàng.
06. Logo Moose
Logo Moose có một cái tên và chiếc logo lệch một cách mỉa mai. Tuy nhiên, đây lại là một cộng đồng cảm hứng thiết kế logo trực tuyến hữu ích, nơi giới thiệu tác phẩm của các nhà thiết kế chuyên nghiệp trên toàn thế giới. Các nhà thiết kế có thể gửi các thiết kế logo của riêng họ để được giới thiệu và tận dụng khả năng phê bình, phản hồi của nền tảng.
07. Logo Design Love
Logo Design Love là một trang web và sách của nhà thiết kế đồ họa David Airey. Không giống như một số trang web lấy cảm hứng logo áp đảo ngoài kia, nền tảng này được bố trí chu đáo và trưng bày các tác phẩm mới bên cạnh các thiết kế cổ điển của nhiều nhà thiết kế nổi tiếng như Adrian Frutiger, Cruz Novillo và Paul Rand. Nội dung được cân nhắc của nó cung cấp ý kiến, cái nhìn sâu sắc cũng như tin tức về mọi thứ liên quan đến logo, từ kỷ niệm quá khứ đến bình luận trong hiện đại.