Contents
BrainStorming – Phương án thiết kế logo thương hiệu cần thiết
Trong ngành thiết kế sáng tạo nói chung và đặc biệt là chuyên môn thiết kế logo thương hiệu , việc luôn phải tập kích não để tìm ý tưởng mới là một điều cực kì thử thách nhưng cũng rất hay ho. Tuy nhiên, không phải cứ brainstorming là sẽ đem đến những kết quả khả quan cho cá nhân và cho doanh nghiệp. Cùng Chúng tôi tìm hiểu brainstorm là gì và những phương pháp đã được chứng minh để brainstorm những ý tưởng tuyệt thiết kế logo dưới đây.
Brainstorming là gì?
Brainstorm hay còn được gọi là động não hay (tập kích não) trong tiếng Việt. Đây là quy trình sáng tạo ý tưởng và giải pháp thông qua thảo luận nhóm chuyên sâu,hay suy nghĩ tập trung cách giải quyết vấn đề mà ở đó ai cũng có quyền phát biểu những suy nghĩ sáng tạo của mình. hay bất cứ liên tương nào của các nhân cũng được liệt kê ra và liên kết lại. Mọi người tham gia được khuyến khích phát biểu suy nghĩ của mình và đề xuất càng nhiều ý tưởng càng tốt, cho dù ý tưởng có bất khả thi đến thế nào. Phân tích, thảo luận, hoặc chỉ trích các ý tưởng chỉ được phép khi phiên động não kết thúc và phiên đánh giá bắt đầu.
Phiên động não là một cách tiếp cận hiệu quả để tạo ra các ý tưởng Marketing mới cho các sản phẩm hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp. Tuy được tự do phát biểu suy nghĩ của mình trong phiên động não, nhưng phát triển một mục tiêu Marketing cụ thể cần những người tham gia có mục tiêu rõ ràng từ trước.Trong các phiên động não, người tham gia nên tránh chỉ trích hoặc tán dương ý tưởng để tiếp tục khám phá những khả năng mới và tìm ra những câu trả lời mới. Một khi phiên động não kết thúc, phiên đánh giá (bao gồm phân tích và thảo luận các ý tưởng được đưa ra) bắt đầu, và các giải pháp có thể được tạo ra bằng các phương tiện thông thường.Phương pháp phổ biến của động não bao gồm lập bản đồ Mindmap, trong đó bao gồm việc tạo ra một sơ đồ với một mục tiêu hoặc khái niệm quan trọng ở trung tâm với các nhánh về các chủ đề phụ và các ý tưởng liên quan.
Bạn sử dụng việc “brainstorming” để giải quyết một vấn đề thường xuyên như thế nào? Rất có thể, bạn đã sử dụng nó ít nhất một lần, ngay cả khi bạn không nhận ra đó chính là hành động brainstorming. Trong nhiều thập kỷ, người ta đã sử dụng brainstorming để tạo ra các ý tưởng, và đưa ra các giải pháp sáng tạo cho các vấn đề. Tuy nhiên, bạn cần phải sử dụng brainstorming một cách đúng đắn để nó có được hiệu quả đầy đủ.
Luật Brainstorming
“BRAINSTORM” là từ được phát minh bới ông trùm ngành quảng cáo tên là Alex Faickney Osborn, được xuất hiện lần đầu tiên trong quyển sách của ông này từ những năm 1948. Osborn, sau khi gặp phải vấn đề về ý tưởng quảng cáo từ sự bế tắc của lớp nhân viên, đã quyết định gom tất cả bọn họ vào một phòng và vắt kiệt bất cứ ý tưởng nào được nêu ra. Từ này đạt đến đỉnh cao của sử dụng vào thời điểm gần năm 2010 cho tới ngày nay
Thiết kế dựa vào quy tắc Brainstorming
Osborn nói, quy trình sáng tạobrainstorming phải tuân thủ những luật sau:
Tất cả các ý tưởng này đều phải được ghi lại
Số lượng tối ưu cho một nhóm chỉ nên ở mức 4-6 người
Tất cả mọi người đều có quyền lợi và nghĩa vụ phải đóng góp ý tưởng
Những ý tưởng có phần phá cách, mới lạ sẽ được động viên khuyến khích
Càng nhiều ý tưởng được đưa ra thì càng đa dạng về nội dung và cách tiếp cận
Không được phép chỉ trích hoặc bác bỏ bất cứ ý tưởng nào trong quá trình cả nhóm trình bày
Việc phát triển ý tưởng của mình dựa trên ý tưởng của người khác cũng được khuyến khích
Sau khi cả nhóm cạn kiệt ý tưởng mới, mỗi một ý tưởng sẽ được đánh giá công bằng trên ưu và nhược điểm, tính khả thi, lợi ích, tính áp dụng thực tế v.v…
Bạn hãy lên chương trình để bộ phận sáng tạo và thiết kế giúp bạn sáng tạo ra nội dung cho bạn một cách hiệu quả nhất theo các bước trên đây.
Brainstorm cá nhân hỗ trợ làm việc độc lập
Brainstorm trong làm việc nhóm
Hình thành ra một ý tưởng sáng tạo hay còn gọi theo chuyên môn brainstorming ideas là một quá trình, và những nỗ lực bạn đang cố gắng hàng ngày chính là chất xúc tác để bạn trở thành một con người sáng tạo hơn. Bạn làm việc, nỗ lực kiên trì, tích tụ thành quả để tao ra húng phấn trong quá trình làm việc và chẳng mấy chốc, những ý tưởng tuyệt đỉnh cứ thế mà kéo đến chẳng hay.
Tất nhiên, quá trình kia không phải một sớm một chiều. Sau nhiều năm chinh chiến, tôi đã đúc kết cho mình phương pháp 3C để trở nên sáng tạo hơn:
- Consume (Học hỏi kiến thức và trải nghiệm thực tế)
- Connect (Kết nối chúng)
- Create (Tạo dựng một ý tưởng sáng tạo)
Consume: Kiến thức và trải nghiệm thực tế chính là chiếc chìa khóa vàng
Tri thức hàn lâm và những trải nghiệm thực tế chính những chất xúc tác khiến bạn trở nên sáng tạo hơn.
Bạn có biết: Chính những kiến thức và kinh nghiệm chinh chiến thực tế là những nguồn “tài nguyên” quý giá giúp bạn nảy sinh ý tưởng mới? Hãy để bộ não của bạn được “làm giàu” bởi những nguồn tri thức khác nhau. Và chú ý, đừng đóng khung mình bằng một chủ đề, hay quan điểm nhất định.
Nghĩ rộng ra, nghĩ sâu vào, bởi đó chính là chất xúc tác thúc đẩy quá trình sản sinh “năng lượng” sáng tạo tiềm ẩn trong bạn.
Connect: Kết nối
Với những kiến thức và trải nghiệm bạn đang có, giờ đã đến lúc bạn kết nối chúng lại với nhau, bằng bất kỳ phương pháp nào: Chia sẻ với người khác, brainstorm, ghi chúng lại,… Bằng cách này hay cách khác, bạn đang hình thành “hạt giống ý tưởng” – thứ sơ khai nhất của sự sáng tạo.
Có vẻ chiếc đèn sáng tạo trong bạn đang rực sáng lên khi những dữ liệu chẳng liên quan đến nhau được kết nối lại. Đó chính là điểm khởi đầu cho tất cả. Nhưng đừng lầm tưởng quá trình ấy dễ dàng như những bộ phim bạn từng xem nhé, vì nó cần cả một nỗ lực đó. Các phương pháp brainstorm, thảo luận, chia sẻ với người bạn tin tưởng chính là cách để bạn ghép nối các dữ liệu thô, chắp vá chúng lại, và hình thành một thứ có-một-không-hai, ý tưởng độc nhất chưa ai có.
Nhà văn lừng danh F.Scott Fitzgerald, tác giả của tác phẩm nổi tiếng Gatsby vĩ đại, đã từng nói: Bài kiểm tra cho một bộ não thiên tài chính là ở khả năng nó có thể giữ hai ý tưởng trái ngược nhau trong tâm trí cùng lúc, mà vẫn có thể hoạt động một cách bình thường.
Create: Hình thành “bản mẫu” của ý tưởng
Từ những dữ liệu thô ngẫu nhiên, bước tiếp theo của quá trình sáng tạo ý tưởng, chính là việc tạo ra chúng.
Hãy hình dung việc hình thành ý tưởng giống như việc tạo dựng một bản mẫu cho một chiếc xe hơi. Các bản thiết kế riêng lẻ chính là những dữ liệu thô không liên quan. Sau khi kết nối chúng thành một thể nguyên vẹn, bạn tạo dựng một bản mẫu, như chiếc xe hơi mẫu trong phòng thí nghiệm vậy. Để kiểm chứng hiệu quả của chiếc xe đó ư, bạn cần thực hiện các bài test. Test cho tới khi nào bạn cảm thấy đủ tự tin để cho cả thế giới biết thì thôi.
Tôi tự nhận là một người viết rất nhiều trong quá trình hình thành ý tưởng. Ý tưởng của tôi được hình thành sau mỗi bài luận tôi viết, các cuốn sách tôi chắp bút, mỗi bài thuyết trình, và từng giây phút được làm việc với khách hàng. Rằng tôi cứ viết, viết và viết. Ngay cả khi tôi không muốn, tôi cũng ép mình phải viết. Cho đến khi, cái ý tưởng ấy bám chặt và “kẹt” trong tâm trí tôi thì thôi.
3C: Vòng tròn quyền lực
Tôi coi nguyên tắc 3C như một vòng tròn quyền lực, một thứ nguyên liệu “tối cao” cho nhà máy sản xuất ý tưởng. Khi tôi dừng lại ở bất kỳ bước nào trong vòng tròn, nhà máy ý tưởng ngay lập tức ngừng hoạt động.
Hãy ghi nhớ nguyên tắc 3C cho bản thân. Những đừng áp dụng chúng một cách cứng nhắc, mà hãy linh hoạt vận dụng theo con người và phong cách của bạn. Một lần nữa, hãy cùng tôi nhắc lại 3 bước của chiếc vòng tròn quyền lực này:
- Consume: Học hỏi kiến thức và những trải nghiệm thực tế.
- Connect: Kết nối những dữ liệu thô không liên quan.
- Create: Hình thành “bản mẫu” ý tưởng, và sử dụng phép thử cho tới khi nó hoạt động hiệu quả thì thôi.
Lặp lại các bước trên.
Quy trình thiết kế logo chuyên nghiệp là như thế nào?
Một quy trình thiết kế logo chuyên nghiệp sẽ hoàn toàn khác với cách một thiết kế logo rẻ tiền được làm ra. Quy trình bao gồm những yếu tố cần thiết để tạo ra một logo hoàn hảo. Bạn có tò mò về nền tảng ý tưởng là gì? Thời gian làm trong bao lâu?… Nhật ký quy trình thiết kế logo của Onedesign sẽ trả lời tất cả.
Để có được mẫu thiết kế logo sáng tạo, chúng ta cần có quy trình thiết kế logo chặt chẽ, khoa học và chuyên nghiệp. Dưới đây là quy trình làm việc của chúng tôi.
QUY TRÌNH THIẾT KẾ LOGO – TEAM CỦA CHÚNG TÔI BAO GỒM:
1. Business staff (01): thông thường Client tiếp xúc với đội ngũ kinh doanh đầu tiên, đây là lúc bạn đưa ra yêu cầu thiết kế sơ bộ về logo. Bên Agency tư vấn và báo giá, chốt hợp đồng.
2. Creative Brief (02): Đây là người đóng vai trò quan trọng trong quy trình thiết kế logo. Sau khi chốt hợp đồng, người này sẽ lấy yêu cầu từ phía client, bao gồm những thông tin: tên công ty, nền tảng ý tưởng, màu sắc chủ đạo, mong muốn, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp…Sau đó, đưa ra bản Creative Brief như bản định hướng phát triển dự án cho toàn team. Công việc này giống như việc để kiếm đường từ A đến B, chúng ta cần phải có Google Maps !
3. Artist (03): Dựa trên Creative Brieft, các Artist lên concept và phát họa ý tưởng. Tạo nên những mẫu logo đúng yêu cầu từ phía khách hàng.
QUY TRÌNH THIẾT KẾ LOGO CHUYÊN NGHIỆP
1 Sau khi chốt hợp đồng giữa Agency và Client. Creative Brief gặp khách hàng để tư vấn, trao đổi thông tin. Đây là giai đoạn rất quan trọng. Đôi khi Client đưa ra ý tưởng rõ ràng, đôi khi ý tưởng rất trừu tượng. Creative Brief đóng vai trò diễn giải, mở rộng và đúc kết yêu cầu. Chốt ý tưởng hai bên.
2. Creative Brief viết bản tóm tắt định hướng dự án. Có thể gửi lại cho Client đến confirm yêu cầu. Bản Brief này chủ yếu là dùng cho nhóm Artist, để họ hiểu về dự án.
3. Concept Brainstorm: Quá trình tất cả các thành viên trong Team ngồi lại với nhau, trao đổi về các ý tưởng mẫu mã logo. Những sáng kiến, quy tắc, chọn lọc và loại bỏ…tất cả trong buổi Brainstorm đầu tiên. Mục tiêu cuối cùng là đưa ra các ý tưởng xương sống concept.
4. Execution: Dựa trên các concept và phân công, các artist lần lượt thực hiện các mẫu logo. Đâu tiên là phát họa ra giấy, hàng loạt mẫu thiết kế logo thô sơ. Sau đó triển khai ý tưởng trên máy.
5 Design Brainstorm: Khi hoàn tất mẫu mã thiết kế logo. Nhóm lại brainstorm lần nữa, từng thành viên trình bày ý tưởng, nhận được các góp ý chỉnh sửa, hoàn thiện. Đúc kết lại những mẫu logo phù hợp nhất.
6. Summary & FeedBack: Tổng hợp tất cả các bản thiết kế logo, viết nội dung ý tưởng của từng mẫu. Sau đó gửi cho Client. Client xem xét, và trả lời lại cho Agency. Có thể đồng ý với mẫu mã logo nào đó, hoặc cần yêu cầu chỉnh sửa. Lúc này quy trình lặp lại ở bước cần thiết theo quy trình xoắn ốc (Spiral Process).
7. Finished Projects: Hoàn thành yêu cầu khách hàng, kết thúc hợp đồng.
Trên đây là quy trình thiết kế logo chuyên nghiệp của Onedesign! Các bạn có thể hoàn toàn dùng để tham khảo!
- Bài viết tham khảo thêm:
– Ứng dụng tạo logo thương hiệu online miễn phí
– Tự làm logo thương hiệu miễn phí
– Tự tay làm logo theo ngành nghề
– Xu hướng thiết kế sử dụng phổ biến trong năm 2018
– 16 nguyên tắc cần thiết trong thiết kế logo
– Thiết kế logo theo ngành nghề kinh doanh
– Thiết kế logo tại Onedesign
– Vì sao cần thiết kế bộ nhận diện thương hiệu
– Kinh nghiệm thiết kế logo chuyên nghiệp
– 40 Mẫu thiết kế logo sáng tạo đơn giản
– Mẫu logo thiết kế 2018
– Ý nghĩa các logo nổi tiếng
– Mẫu logo hình động vật
– Hiểu về Thiết kế logo thương hiệu
– Thiết kế logo như thế nào